Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, bao gồm sáu nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc (gồm 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây) đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với nhu cầu năng lượng tăng cao để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng.
Tuy nhiên, trước những áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, khu vực này đối diện với nhu cầu cấp bách về chuyển đổi năng lượng bền vững.
Diễn đàn Mekong quốc tế (MIF) lần thứ 3 do Học viện Ngoại giao cùng Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) đồng chủ trì tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/11/2023 |
Quá trình chuyển đổi năng lượng tại tiểu vùng Mekong không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực lâu dài của mỗi nước, mà còn yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực để giải quyết các thách thức đặt ra bao gồm: cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, các vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, công nghệ…
Trong bối cảnh đó, tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong (Mekong Forum), Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và Viện Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam (KAS) sẽ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 4 với chủ đề "Chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong".
Diễn đàn Mekong (MF) lần thứ hai do Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) đồng chủ trì tổ chức, ngày 27/9/2022. |
Diễn đàn có sự tham gia của gần 20 diễn giả uy tín trong nước và quốc tế với 3 phiên thảo luận chính: Phiên 1 tập trung vào bối cảnh địa chính trị và an ninh năng lượng trong khu vực. Phiên 2 chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và phối hợp chính sách về chuyển đổi năng lượng. Phiên 3 nhấn mạnh vai trò của các đối tác và bên liên quan trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Với sự tham gia của các học giả, nhà nghiên cứu cùng đông đảo đại diện từ các ban, bộ, ngành, viện nghiên cứu và các địa phương trên cả nước, cùng đại diện từ các Đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Diễn đàn quốc tế Mekong 2024 sẽ là dịp để các chuyên gia, học giả Việt Nam và quốc tế chia sẻ thông tin, tri thức, đánh giá thực trạng cũng như thuận lợi và thách thức trong hợp tác tiểu vùng Mekong.
Những ý tưởng, sáng kiến, khuyến nghị và giải pháp trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững ở tiểu vùng Mekong.
| Diễn đàn Mekong Connect 2023: Kết nối TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững Chiều 15/11, Diễn đàn Mekong Connect 2023 do UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và ... |
| Diễn đàn quốc tế Mekong sắp diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh Tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong (Mekong Forum) năm 2022, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam ... |
| Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong Sáng nay 24/11, Diễn đàn quốc tế Mekong với chủ đề 'Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng ... |
| Tổng quan về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 được tổ chức ngày 23/4 tại Hà Nội, có quy mô lớn với sự tham gia của từ 200-300 ... |
| Học viện Ngoại giao công bố điểm chuẩn năm 2024, cao nhất 29,2 điểm Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, cao nhất là 29,2. |