Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Phương Nghi
Baoquocte.vn. Nhờ thực hiện các chính sách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà con dân tộc Khmer đã khấm khá hơn, diện mạo phum sóc ngày càng được khởi sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang
Cổng chào huyện Tịnh Biên, công trình tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.

Tịnh Biên là huyện miền núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, đời sống người dân Tịnh Biên gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ thực hiện các chính sách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống bà con dân tộc Khmer đã khấm khá hơn, diện mạo phum, sóc ngày càng được khởi sắc.

Bức tranh thay đổi

Những ngày này, chúng tôi dạo quanh các xã An Phú, Tân Lập, An Hảo, Vĩnh Trung, An Nông, Văn Giáo và An Cư… và dễ dàng nhận ra bức tranh nông thôn đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết các tuyến đường đều được trải nhựa hoặc bê tông đi lại dễ dàng cả hai mùa mưa nắng.

Có được kết quả trên, những năm qua, Tịnh Biên đã thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình dự án khác để phát triển hạ tầng cơ sở. Chỉ riêng Chương trình 135 của Chính phủ, Tịnh Biên đã được đầu tư hơn 12 tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường: Ô Tà Bang (xã An Phú), Xóm Mới (thị trấn Tịnh Biên), Lộ bờ Tây Kênh 3/2 (xã An Nông), ấp Srây Skốth (xã Văn Giáo)...

Chị Nèang Mi ở Sóc Tà Ngáo, xã biên giới An Phú (huyện Tịnh Biên) cho biết: “Bây giờ, ở các phum, sóc rất tốt, có đèn chiếu sáng rất an toàn, đường sá đi lại rất thuận tiện hơn trước rất nhiều, được bê tông chắc chắn, còn trồng hoa, xây hàng rào cây xanh rất đẹp và sạch sẽ. Dịp lễ hội bà con còn được Nhà nước tặng quà, khám bệnh miễn phí, ai nấy đều rất vui mừng”.

Hòa thượng Chau Cắt, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tịnh Biên cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao các chính sách về dân tộc của Đảng, Nhà nước như chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách về nhà ở, đất ở; các chính sách chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp; các chính sách y tế, giáo dục...

Nhờ có Chương trình 134, 135, bà con Khmer có nhà ở ổn định và các chùa cũng được Nhà nước quan tâm công nhận cơ sở thờ tự văn hóa, xây lò hỏa táng... Rồi, bà con chung tay xây dựng xóm, ấp và phum, sóc ngày càng tiến bộ. Chúng tôi sẽ tích cực đồng hành làm cầu nối giữa Đảng nhà nước chính quyền với bà con dân tộc”.

"Nâng cấp" đời sống

Những năm qua, bên cạnh sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, điện, nước, trường học, trạm y tế được phủ kín, hỗ trợ dạy nghề, đào tạo lao động, tạo sinh kế cho người dân... Từ đó, giúp tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, đặc biệt là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.

Các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chăm lo y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề được địa phương đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều kết quả rất phấn khởi.

Anh Chau Men Ly (dân tộc Khmer) ở ấp An Thạnh, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) thu hoạch nước thốt nốt nấu đường, giúp gia đình anh có thu nhập ổn định. (Ảnh: Phương Nghi)
Anh Chau Men Ly (dân tộc Khmer) ở ấp An Thạnh, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên thu hoạch nước thốt nốt nấu đường, giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Gia đình anh Chau Men Ly (dân tộc Khmer) ở ấp An Thạnh, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) là một trong những hộ gia đình được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Năm 2015, anh vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tịnh Biên để mua 2 con bò về nuôi.

Nhờ chịu khó chăn nuôi, đàn bò của anh phát triển tốt. Bốn năm gần đây, gia đình anh lúc nào cũng có 4 con bò sinh sản; mỗi năm gia đình xuất chuồng 3 con bê, lãi hơn 60 triệu đồng.

Cùng với việc đầu tư chăn nuôi, anh Men Ly còn làm thêm nghề chế biến đường thốt nốt. Gia đình anh đã cất được nhà mới khang trang, mua được cả xe máy và nhiều vật dụng khác trong gia đình.

Anh Chau Men Ly chia sẻ: “Nguồn vốn ưu đãi đã “tiếp sức” cho gia đình tôi vượt qua khó khăn, nhờ nuôi bò và bán đường thốt nốt mà con cái được học hành đàng hoàng; từ chỗ là hộ nghèo đến nay có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững”.

Hai năm gần đây, Tịnh Biên hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế với tổng kinh phí gần 2,4 tỷ đồng (trong đó vốn Chương trình 135 là 1,5 tỷ đồng; vốn lồng ghép trên 100 triệu đồng; vốn dân đối ứng gần 800 triệu đồng); với 8 dự án chăn nuôi và 3 dự án trồng trọt, số hộ được hỗ trợ là 178 hộ (103 hộ người dân tộc Khmer).

Theo bà Néang Sêm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tịnh Biên, các chương trình, chính sách hỗ trợ cho đồng bào Khmer Tịnh Biên với sự hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt, bà con ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước.

Hằng năm, huyện giới thiệu và giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động; tổ chức đào tạo nghề cho hơn 1.500 lao động nông thôn… Nhờ đồng bào dân tộc thiểu số biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên sản xuất dần phát triển, số hộ đủ ăn và khá, giàu ngày một tăng.

Nhiều hộ trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa. Đặc biệt, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc đã giảm đáng kể, năm 2019 số hộ nghèo dân tộc Khmer là 871 hộ, đến cuối năm 2021 còn 666 hộ (chiếm 4,75%).

Nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) đầu tư nghề dệt thổ cẩm Srây Skốth tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. (Ảnh: Phương Nghi)
Nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên đầu tư nghề dệt thổ cẩm Srây Skốth tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Để thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp đời sống của bà con đồng bào dân tộc ngày càng được phát triển hơn, theo bà Néang Sêm, Tịnh Biên sẽ "tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tiếp tục tăng cường tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, để đồng bào nắm được và hiểu được, cùng nhau phát triển trong thời gian sắp tới”.

Khi cuộc sống ổn định, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao, đã tạo nên diện mạo mới về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer ở vùng biên Tịnh Biên.

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer miệt biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã và đang đổi thay từng ngày...

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Ngày 9/4, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đã tổ chức chương trình “Đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển” tại thôn Đông ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.
Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động