Điều bất ngờ tại Colombia

Cuộc trưng cầu ý dân tại Colombia cho thấy vai trò quan trọng của người dân trong tiến trình hòa bình của đất nước Mỹ Latinh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dieu bat ngo tai colombia Colombia chật vật cứu vãn hòa bình
dieu bat ngo tai colombia Colombia mở lại đối thoại dân tộc về hòa bình

Ngày 2/10, người dân Colombia bất ngờ bỏ phiếu phản đối thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Nếu được thông qua, thỏa thuận  sẽ chấm dứt cuộc xung đột tại Colombia kéo dài 52 năm, khiến 220.000 người chết và khoảng 8 triệu người phải di tản. Tuy nhiên, 50,23% cử tri Colombia không đồng ý với thỏa thuận này, trong khi tỷ lệ người ủng hộ đạt 49,76%.

Ác mộng chính trị

Chính phủ Colombia và FARC bắt đầu đàm phán từ 2012 tại Havana (Cuba) dưới sự bảo hộ của bốn nước Cuba, Na Uy, Chile và Venezuela. Hai bên đạt được thống nhất về nội dung thỏa thuận vào tháng 8/2016 và ký vào tháng 9/2016.

Thỏa thuận hòa bình từng được Tổng thống Juan Manuel Santos “quảng cáo” là một cơ hội lịch sử cho Colombia, giờ đây đã trở thành cơn ác mộng chính trị. Ý tưởng này nhận được sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế, từ Nhà Trắng cho đến Giáo hoàng. Các cuộc thăm dò dư luận trước đó cũng cho thấy khả năng chấp thuận của người dân là rất cao.

dieu bat ngo tai colombia
Một cô gái Colombia bày tỏ nỗi buồn trước kết quả trưng cầu ý dân vừa qua. (Nguồn: AFP).

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9/2016, Tổng thống Santos tuyên bố Colombia cuối cùng đã đạt được hòa bình và thỏa thuận này có thể coi là hình mẫu để chấm dứt các cuộc xung đột khác. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và lãnh đạo các nước trong và ngoài khu vực đã sớm chúc mừng Chính phủ Colombia. Một số nước còn cam kết hỗ trợ Colombia trong việc khôi phục đất nước sau hậu chiến, chẳng hạn như Mỹ sẽ viện trợ 450 triệu USD, Canada 57 triệu USD, Na Uy 21 triệu USD, EU loại bỏ FARC ra khỏi danh sách khủng bố và mở ra cơ hội cho Colombia nhận tới 600 triệu USD từ liên minh này… Với sự ủng hộ mạnh mẽ nói trên, ta có thể hiểu tại sao Tổng thống Santos lại tự tin như vậy và tuyên bố Chính phủ không cần chuẩn bị “phương án B”.

Thất bại hay cơ hội mới?

Việc phe “không ủng hộ” giành chiến thắng là một gáo nước lạnh mà nhân dân Colombia dành cho Chính quyền Santos, và cũng là lời nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng người dân mới là nhân tố quyết định tại Colombia. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao nhân dân Colombia lại lựa chọn như vậy mà không ủng hộ hòa bình cho chính đất nước mình?

Nếu nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh của một người Colombia, quyết định trên là hợp lý. Trước hết, công tác tuyên truyền của Chính phủ Colombia là khá yếu kém, không chuyển tải rõ ràng các lợi ích cụ thể mà thỏa thuận đem lại cho người dân. Trong khi đó, phiến quân nhận được rất nhiều lợi ích như (i) FARC được công nhận là chính đảng và được ngay 10 ghế Hạ viện, (ii) xử án “nhẹ” nếu phiến quân thú tội, (iii) thành viên FARC sẽ được nhận 90% lương cơ bản trong thời gian tái hội nhập xã hội. Với người dân Colombia, những lợi ích từ hòa bình xem ra xa vời, trong khi tiền thuế họ phải đóng lại được dễ dàng cung cấp cho các phiến quân.

Đồng thời, phe phản đối tuy không có được bộ máy vận động hùng mạnh song lập luận của họ lại rất thực tế và hiện hữu. Họ cảnh báo về khả năng FARC lên nắm quyền sẽ đưa đất nước theo mô hình Cuba hoặc Venezuela. 

dieu bat ngo tai colombia
Cử tri Colombia bác bỏ hòa ước giữa Chính phủ Colombia và FARC. (Ảnh: Reuters).

Bên cạnh đó, mức tín nhiệm của người đứng đầu hai luồng suy nghĩ, cựu Tổng thống Alvaro Uribe (nhiệm kỳ 2002 – 2010) đại diện cho phe phản đối và Tổng thống Santos của phe ủng hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của cử tri. Cựu Tổng thống Uribe, hiện là Thượng nghị sĩ, là vị Tổng thống có uy tín nhất trong lịch sử Colombia, từng đạt tỷ lệ ủng hộ  cao nhất là 85% hồi tháng 7/2008 và thấp nhất là 63% tháng 2/2010.  Hiện tại, ông Uribe tiếp tục là chính khách được ủng hộ nhất tại Colombia với 56% cử tri. Ngược lại, uy tín của Tổng thống Santos tại Colombia hiện rất thấp, chỉ đạt 29% do tình trạng kinh tế đất nước suy yếu, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 chỉ đạt 3,1% so với mức trung bình 4,8% từ 2010 đến 2014.

Mặc dù thỏa thuận hòa bình không được thông qua nhưng quá trình hòa bình tại Colombia chắc chắn sẽ được tiếp tục do đây là mong muốn chung của tất cả người dân. Kết quả ngày 2/10  chỉ thể hiện sự phản đối của họ với thỏa thuận cụ thể này. Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Tổng thống Santos đã cam kết sẽ tôn trọng kết quả, đồng thời khẳng định thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn với FARC sẽ duy trì hiệu lực. Thủ lĩnh FARC Rodrigo Londono cũng khẳng định quyết tâm từ bỏ vũ khí và “chỉ đấu tranh bằng ngòi bút”. Đại diện cho tiếng nói của phe không ủng hộ, Thượng nghị sĩ Uribe cũng nêu mong muốn có hòa bình tại Colombia, tuy nhiên ông nhấn mạnh yêu cầu xem xét lại các nội dung trong thỏa thuận để đảm bảo công bằng hơn cho tất cả các bên.

Có lẽ, sự chậm trễ này lại là một cơ hội cho Colombia, giúp Chính phủ Colombia nhìn nhận lại và đánh giá đúng về tình hình đất nước cũng như nguyện vọng của toàn dân.

Chính những yếu tố nội bộ, không phải những lời kêu gọi và viện trợ từ bên ngoài, mới ảnh hưởng tới lựa chọn của người dân và quyết định hướng đi của một dân tộc.

dieu bat ngo tai colombia Colombia: Cử tri bác bỏ thỏa thuận hòa bình

Hơn 50% cử tri Colombia phản đối thỏa thuận giữa chính phủ nước này và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), trong cuộc ...

dieu bat ngo tai colombia Tương lai mới cho Colombia

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và lãnh đạo Timoleon Jimenez của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) hôm 26/9 đã ký thỏa ...

dieu bat ngo tai colombia Chính phủ Colombia và FARC ký kết thỏa thuận hòa bình

Ngày 26/9, Tổng thống Colombia và thủ lĩnh tối cao của nhóm Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã ký kết thỏa thuận ...

Đoàn Minh

Đọc thêm

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Hiệp định Geneva để lại nhiều bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay trong trường phái đối ngoại của Việt Nam.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đón Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song ...
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Liverpool tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Sheffield United tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Xin cho tôi hỏi những trường hợp nào được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện? - Độc giả Quang Linh
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động