Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Sri Lanka?

Nga Đỗ
Sri Lanka đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập năm 1948. “Thiên đường du lịch” tại Ấn Độ Dương đã rơi vào tình trạng nền kinh tế sụp đổ, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang xếp Sri Lanka vào diện "quốc gia phá sản".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các cuộc biểu tình diễn ra suốt từ tháng 3/2022 đến nay đã lên đến đỉnh điểm khi những người biểu tình chiếm dinh tổng thống và đốt phá phủ thủ tướng. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa tuyên bố từ chức, còn Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng bày tỏ sẵn sàng rời bỏ cương vị người đứng đầu Chính phủ.

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Sri Lanka?
Sri Lanka từng được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Ấn Độ Dương. (Nguồn: New York Times)

Quyền lực chính trị của triều đại Rajapaksa

Gia đình ông Rajapaksa đã đóng một vai trò trung tâm trong nền chính trị Sri Lanka kể từ khi ông Mahinda Rajapaksa được bầu làm Tổng thống năm 2005.

Em trai ông Mahinda là ông Gotabaya đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây 3 năm, sau khi ông Mahinda không còn đủ khả năng làm nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba liên tiếp và trở thành Thủ tướng. Một năm sau, đảng của ông Gotabaya đã giành đa số áp đảo trong Quốc hội Sri Lanka.

Giờ đây, ông Gotabaya lại trở thành Tổng thống đầu tiên của Sri Lanka không thể hoàn thành hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế việc rút lui khỏi các vị trí cầm quyền của “triều đại” Rajapaksa đã bắt đầu từ tháng 5/2022, khi ông Mahinda từ chức Thủ tướng. Con trai ông là Namal cũng rời khỏi Nội các.

Thậm chí, trước đó (3/4/2022) một người em ruột khác của Tổng thống Gotabaya là ông Basil cũng đã rời cương vị Bộ trưởng Tài chính, cũng như sau đó tiếp tục từ bỏ vai trò nghị sĩ quốc hội (9/6/2022).

Khi trở thành người điều hành lĩnh vực tài chính của Sri Lanka, ông Basil đã bộc lộ những hạn chế về năng lực lãnh đạo.

Mặc dù vậy, Tổng thống Gotabaya vẫn cố nắm giữ vai trò đứng đầu đất nước và các vị trí quan trọng trong chính phủ bất chấp sức ép phản đối của người dân. Do đó, rửa tiền và tham nhũng đã cũng trở thành một phần “không thể thiếu” trong quyền lực chính trị của triều đại Rajapaksa.

Theo bảng xếp hạng quốc tế về tham nhũng mới được công bố gần đây, Sri Lanka đứng thứ 108. Giới chuyên gia tài chính từng ước tính, ít nhất trong vài năm tới triều đại Rajapaksa không phải lo đến nguy cơ phá sản.

Vỡ nợ, cạn kiệt ngân khố

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Sri Lanka thực sự còn bao nhiêu tiền. Bảng cân đối tài chính hiện nay của đảo quốc này khá ảm đạm do tình trạng hết tiền để nhập khẩu hàng hóa, trong khi ngoại hối gần như cạn kiệt và lần đầu tiên trong lịch sử Sri Lanka vỡ nợ với các khoản vay nước ngoài.

Quốc gia tại Ấn Độ Dương này đã phải vật lộn với các vấn đề thanh toán các khoản vay từ những năm 1950 và đến nay đã cơ bản giải quyết được bằng các khoản vay khác cũng như nguồn thu từ du lịch và lao động ở nước ngoài.

Thế nhưng, tình trạng khủng hoảng hiện nay của Sri Lanka lại thực sự đáng lo ngại. So với năm 2021, giá thực phẩm trên thị trường tiêu dùng Sri Lanka hiện đã tăng tới 50%, khiến nhiều người dân thậm chí chỉ dám ăn một bữa mỗi ngày.

Người dân cũng không có nhiên liệu vì mặt hàng này chỉ được phân bổ cho cảnh sát, các xe cứu hỏa và xe cứu thương. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1970 Chính phủ Sri Lanka buộc phải áp dụng biện pháp phân bổ này.

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Sri Lanka?
Sri Lanka đang lâm vào cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng khi thiếu nhiên liệu, lương thực... (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Gotabaya đổ lỗi các vấn đề hiện tại cho đại dịch Covid-19 đã làm suy yếu nghiêm trọng một trong những nguồn thu lớn nhất cho ngân khố quốc gia của Sri Lanka, đó là ngành du lịch.

Vụ khủng bố nhằm vào các nhà thờ hồi tháng 4/2019 tại quốc gia này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch Sri Lanka.

Sai lầm trong điều hành kinh tế

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nguyên nhân của tình trạng tồi tệ hiện nay của Sri Lanka là do các chính sách sai lầm về kinh tế của chính phủ.

Các khoản nợ của chính phủ đã bắt đầu tăng lên do cuộc xung đột kéo dài ba thập kỷ giữa những người Sinhalese theo đạo Phật chiếm đa số dân số và người Tamil theo đạo Hindu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người.

Cuộc nội chiến này đã kết thúc vào năm 2009 bằng một cuộc tấn công lớn của quân đội chính phủ đã đánh bại quân du kích của lực lượng “Những con hổ Giải phóng Tamil”.

Tình trạng nợ công của Sri Lanka càng trở nên tồi tệ hơn do những nỗ lực xây dựng đường sá, sân bay và mạng lưới điện. Một đợt cắt giảm thuế quy mô lớn hồi cuối năm 2019 đã tước đi thu nhập của khoảng 1 triệu người làm việc trong các cơ quan công quyền.

Năm 2021, Chính phủ Sri Lanka đã cố gắng ngăn sự thất thoát ngoại hối bằng cách cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thay thế phân bón hóa học bằng các loại phân bón hữu cơ. Hệ quả của chính sách này là tình trạng mất mùa nghiêm trọng xảy ra đối với nông dân, đẩy nhu cầu nhập khẩu lương thực từ nước ngoài của Sri Lanka tăng cao.

Nội các Sri Lanka đã cố gắng tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay bằng cách cân nhắc khả năng mua dầu của Nga với mức chiết khấu đáng kể, đồng thời nỗ lực khôi phục kết nối hàng không với Moscow để thu hút khách du lịch từ Nga. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại.

Giờ đây, điều chính phủ liên minh của Sri Lanka cần làm nhất đó là tìm cách đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Và quan trọng là vào ngày 20/7 tới Quốc hội Sri Lanka sẽ bầu ra một vị Tổng thống mới của đất nước.

Khủng hoảng Sri Lanka: Người biểu tình rút lui, lộ trình chi tiết của cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa

Khủng hoảng Sri Lanka: Người biểu tình rút lui, lộ trình chi tiết của cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa

Ngày 14/7, những người biểu tình chống chính phủ ở Sri Lanka cho biết, họ sẽ rời khỏi những địa điểm chủ chốt mà họ ...

Khủng hoảng Sri Lanka: Ukraine nói Nga 'phải chịu trách nhiệm', Thủ tướng ban bố lệnh giới nghiêm

Khủng hoảng Sri Lanka: Ukraine nói Nga 'phải chịu trách nhiệm', Thủ tướng ban bố lệnh giới nghiêm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã đổ lỗi cho Nga về việc gây ra tình trạng bất ổn ở Sri Lanka cũng như ...

(theo asiaskop.cz)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động