Nhỏ Bình thường Lớn

Điều gì xảy ra khi các nước 'vung tay' tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát?

Theo người đứng đầu chuyên ngành kinh tế thuộc trường Quản trị IESEG (Pháp) Eric Dor, biện pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát không được hoan nghênh tại các nước đang gặp nhiều khó khăn như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina hoặc Sri Lanka.
'vung tay' hạ nhiệt lạm phát, lãi suất tăng không được chào đón ở những quốc gia nào?
Nhiều ngân hàng trung ương đang chọn cách tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát. (Nguồn: papatrader)

Ngày 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Anh cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong ngày 16/6.

Ông Eric Dor cho rằng, tăng lãi suất sẽ đẩy giá cả mọi hàng hóa leo thang và khiến các dòng vốn đầu tư chảy vào Mỹ. Điều này càng gây thêm khó khăn cho các nước đang nợ nước ngoài, thậm chí, không loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế và sự gián đoạn thị trường ở các nước này.

Trước tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập niên, các ngân hàng trung ương của Mỹ, khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và Anh đều chọn cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động ngay lập tức đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến các nền kinh tế yếu hơn.

Trước hết, lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay của các ngân hàng và đối tượng phải gánh những chi phí đó là doanh nghiệp, người tiêu dùng và thậm chí là chính phủ.

Chi phí đi vay ở mức cao sẽ làm chậm lại hoạt động đi vay, dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động kinh tế. Điều này sau cùng sẽ làm chậm sự gia tăng lạm phát - mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hướng tới.

Bên cạnh đó, lãi suất cao cũng ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ. Cụ thể, sau khi Fed tăng lãi suất, đồng USD tăng giá hơn so với đồng Euro.

Đồng bạc xanh có giá cao sẽ hỗ trợ nhập khẩu giúp người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi về giá, song lại ảnh hưởng tiêu cực đến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động.

Không chỉ thế, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí tăng cao, đặc biệt các doanh nghiệp nhập khẩu dầu, do giao dịch thanh toán được thực hiện bằng đồng USD.

Việc Mỹ tăng lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đi vay của các nền kinh tế mới nổi, những nước đang vay nước ngoài, bởi bên cho vay sẽ yêu cầu khoản lợi nhuận cao hơn khoản mà họ có thể thu được từ hoạt động đầu tư an toàn hơn tại Mỹ, từ đó cũng thu hẹp nguồn quỹ cho vay.

Điều này có thể nhanh chóng làm cạn kiệt ngân sách của các thị trường mới nổi, vốn đang phải đối mặt sức ép về giá cả năng lượng, chi phí nhập khẩu lương thực gia tăng do đại dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga-Ukraine.

Fed tăng lãi suất: USD trượt giá, tỷ giá trung tâm 'đứng im'

Fed tăng lãi suất: USD trượt giá, tỷ giá trung tâm 'đứng im'

Đầu phiên giao dịch ngày 16/6, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất với mức tăng 0,75 điểm ...

Đúng như dự đoán, Fed tăng lãi suất 'khủng', thị trường chứng khoán Mỹ phủ sắc xanh sau 4 ngày hỗn loạn

Đúng như dự đoán, Fed tăng lãi suất 'khủng', thị trường chứng khoán Mỹ phủ sắc xanh sau 4 ngày hỗn loạn

Ngày 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất với mức tăng 0,75 điểm phần trăm, mức cao nhất kể ...

(theo AP)

Tin cũ hơn

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD
Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030 Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững
Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân
Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump
EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump? Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới? Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025 Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025