Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?

Trường Phan
TGVN. Trong tương lai, các máy bay không người lái (UAV) tích hợp công nghệ AI hứa hẹn sẽ cùng chiến đấu bên cạnh với máy bay tiêm kích F-35 nhằm tối ưu sức mạnh tấn công toàn diện trong nhiều nhiệm vụ quân sự, góp phần giảm thiểu những rủi ro liên quan đến yếu tố con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thế giới đang nhìn nhận một thực tế rằng, công nghệ UAV đang dần thay đổi cục diện chiến tranh hiện đại. Hay nói cách khác, trong tương lai, UAV có khả năng lên ngôi và thay thế các vũ khí truyền thống, cũng như hạn chế yếu tố con người trên các trận địa.

Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?
UAV tiền phương sẽ hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích F-35 trong các cuộc không chiến. ( Nguồn: DW)

Kỷ nguyên vàng của UAV

Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, sự phát triển của thông tin liên lạc cùng xu thế thiết kế tinh gọn của công nghệ đã mở ra một kỷ nguyên vàng UAV vũ trang. Ngoài nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đơn thuần, chúng còn là vũ khí siêu lợi hại.

Hầu hết các hệ thống phòng không hiện đại được thiết kế để chống lại các mối đe dọa từ máy bay phản lực tàng hình và máy bay ném bom hạng nặng. Vậy nên, cuộc tấn công liên quan đến hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm UAV phối hợp cùng lúc từ nhiều hướng khác nhau sẽ tạo đòn tấn công bất ngờ khiến địch không kịp trở tay.

Chiến thuật UAV như vậy có khả năng áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương ngay cả khi cuộc tấn công bị phát hiện ngay từ đầu. Với ưu điểm hình dáng nhỏ gọn, hoạt động dưới tầm quét của radar và tương đối gần mặt đất hoặc mặt biển nên các UAV có thể nhanh chóng ẩn náu và khó phát hiện. Có thể nói, bất kể UAV nào, dù phức tạp hay đơn giản, cũng đủ gây nguy hiểm cho đối phương nếu chúng được sử dụng đúng cách và đủ số lượng.

Trong các xung đột nóng bỏng gần đây tại khu vực Kavkaz, UAV đã làm thế giới sửng sốt trước uy lực mạnh mẽ khi liên tục tấn công tăng thiết giáp, pháo binh và tên lửa phòng không. Lối đánh của chúng nhanh gọn, hiểm hóc và đầy bất ngờ. Điều này mang lại lợi thế lớn cho lực lượng sở hữu UAV trong kỷ nguyên chiến đấu hiện đại.

UAV là một phương tiện khả năng sử dụng linh hoạt từ vũ khí tầm gần đến vũ khí tầm xa, làm nhiễu loạn mạng lưới phòng không của đối phương, cho phép tấn công trúng mục tiêu mà không nguy hiểm gì cho người điều khiển.

Bên cạnh đó, nhu cầu về một loại vũ khí UAV đã thúc đẩy sự phát triển của các loại “bom đạn chính xác siêu nhỏ”, điển hình là tên lửa mini GBU-44 /B Viper Strike. Vì vậy, một hệ thống phòng không yếu kém và bị động trước các mối đe dọa từ UAV chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tổn thất nặng nề.

Tuy nhiên, UAV cũng không phải là vũ khí độc quyền của một cường quốc quân sự như trước bởi chi phí phát triển thiết bị này tương đối rẻ so với không quân truyền thống.

Tiêm kích được săn đón nhất hành tinh

Được đánh giá là chương trình vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử quân sự thế giới, tiêm kích Lockheed Martin F-35 Lightning II được thiết kế để hoạt động như một máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm. Tiêm kích siêu thanh này có thể thực hiện các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công trực diện, đồng thời cung cấp khả năng tác chiến điện tử và tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), mang lại những lợi thế chiến thuật trên các chiến trường công nghệ cao.

Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?
Việc kết hợp giữa F-35 và UAV tạo thế tấn công tổng lực liên hoàn giáng xuống đầu kẻ thù. (Nguồn: National Interest)

Ngoài khả năng giám sát và trinh sát giống như UAV, những tiến bộ khoa học cho phép F-35 tích hợp công nghệ nhắm bắn mục tiêu có hỗ trợ AI, cảm biến tầm xa, hệ thống điều hướng tiên tiến.. có thể hỗ trợ hiệu quả lực lượng mặt đất.

Việc giao tiếp giữa các đơn vị mặt đất và F-35, có thể tối ưu hóa việc ngắm bắn mục tiêu, kết nối mạng dữ liệu và cải thiện phương pháp tấn công chiến thuật bất khả thi trước đây. Các nhà phát triển vũ khí đã quan tâm đến khả năng phối hợp này từ lâu, trong đó có cả kế hoạch tích hợp F-35 vào Dự án Hội tụ trong tương lai

Với khả năng kết nối không đối đất được nâng lên cấp độ mới, F-35 sẽ dễ dàng khai phá nhiều vị trí tốt hơn khi tấn công. Thiết kế của F-35 ngày càng phát triển để hỗ trợ tấn công mục tiêu tầm gần. Nhờ mạng lưới các cảm biến tích hợp, F-35 có thể nhanh chóng tổng hợp và xử lí các thông tin tình báo lực lượng mặt đất và bắn tên lửa không đối đất sau đó.

F-35 được trang bị pháo 25mm và có khả năng tải và bắn nhiều loại vũ khí như tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM, đạn tấn công trực tiếp liên hợp JDADM, bom dẫn đường bằng laser GBU 12. Đặc biệt, tên lửa không đối không AIM 9X Sidewinder có khả năng nhắm mục tiêu và tiêu diệt kẻ thù ở điểm mù của F-35. Ở phiên bản 2020, F-35 được bổ sung vũ khí theo dõi chính xác tầm xa mới StormBreaker giúp phát hiện, phân loại và theo dõi một loạt các mục tiêu cả di chuyển và đứng yên trong mọi điều kiện thời tiết.

Khả năng tàng hình nổi bật của F-35 nhờ vào khung máy bay được chế tạo bằng vật liệu hấp thụ sóng radar và được tính toán chính xác để giảm thiểu sự phản xạ của sóng radar. Ngoài lớp vỏ ngoài bằng composit liền mạch thì hệ thống tản nhiệt chạy dưới cánh còn giúp kiểm soát nhiệt để F-35 tránh khỏi các cảm biến của đối phương.

UAV - F-35, “cặp đôi hoàn hảo” trên không?

Chiến thuật đồng độ trên không được triển khai theo hình thức phi công vừa điều khiển tiêm kích tàng hình, vừa điều khiển cả các UAV yểm trợ. UAV đi trước thực hiện các nhiệm vụ giám sát, thăm dò, vận chuyển tiếp tế và tham gia các cuộc phản công quy mô lớn. Khi đó, chúng hoạt động như một máy tiếp nhiên liệu hoặc thậm chí là tham gia tấn công.

Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?
UAV có thể yểm trợ và thực hiện các nhiệm vụ cùng F-35. (Nguồn: National Interest)

Các UAV cũng có thể được sử dụng để bảo vệ bộ khung đắt đỏ của F-35 Lightning, thay thế tiêm kích này thực hiện nhiệm vụ có tính rủi ro cao và quan trọng nhất là bảo vệ tính mạng phi công.

UAV mini có thể bao phủ một khu vực giám sát, kiểm tra hoặc áp đảo radar của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khi được vận hành bởi phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35. UAV thậm chí có thể biến thành quả bom biết bay tấn công và vô hiệu hóa hệ thống phòng không của địch. Đây là một trong những lí do thuyết phục các lực lượng không quân tăng cường đội UAV mini với số lượng khủng.

Bên cạnh đó, với lợi thế kích thước và khả năng thu hồi, UAV có nhiều triển vọng khi tham chiến với F-35. Khả năng chiến đấu của các UAC gần như không có giới hạn, bởi chúng vừa là tấm khiên trợ chiến cho F-35 nhưng cũng lại sẵn sàng xông pha vào khói lửa thay các máy bay có người lái. Một lợi thế khác là UAV có thể hoạt động bất cứ địa hình nào mà không cần đường băng hoặc cơ sở hạ tầng cố định.

Trên thực tế, vận hành nhiều UAV chiến đấu song song với F-35 cho phép mở rộng phạm vi góc tấn công và khả năng đánh chặn, đánh lạc hướng và rối loạn phản ứng của kẻ thù. Bên cạnh đó, các khu vực tấn công phân tán, độ cao, cảm biến và vũ khí đa dạng, đặt ra những chướng ngại vật đáng kể cho kẻ thù trong lúc phản kháng.

UAV hoạt động dưới sự điều khiển của phi hành đoàn F-35 gần đó có thể sử dụng các cảm biến tầm xa, có độ trung thực cao để tìm ra kẻ thù ẩn nấp dưới thống phòng không tiên tiến và qua mặt cảm biến trên không. Đồng thời, chúng giúp chia sẻ hình ảnh, video và dữ liệu tình báo trực tiếp từ UAV trên mặt đất với lực lượng tàu khu trục ở ngoài khơi và các phi công của đội F-22 và B-21 để đồng loạt xuất kích.

Bên cạnh đó, các UAV do F-35 điều khiển có thể ngay lập tức báo hiệu cho các chỉ huy mặt đất nhả đạn pháo Excalibur 155mm điều hướng và dẫn đường chính xác về phía quân địch. Kịch bản tấn công phối hợp tổng lực mở ra một hành lang trên không và trên bộ cho các đoàn xe cơ giới mặt đất, bộ binh và các máy bay ít tàng hình nhanh chóng tiến công.

Một số chuyên gia đã sử dụng máy bay không người lái tàng hình chở dầu nhằm khắc phục nhược điểm khả năng mang nhiên liệu dự trữ hạn chế F-35. Tuy nhiên, một kế hoạch tiếp nhiên liệu theo dây chuyền như vậy có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc nếu máy bay mẹ bị đối thủ nhắm trúng.

Loại radar Nga được coi là khắc tinh với máy bay F-35 tàng hình của Mỹ

Loại radar Nga được coi là khắc tinh với máy bay F-35 tàng hình của Mỹ

TGVN. Nga có mọi khả năng để bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, các chuyên gia tại cổng ...

Chuyên gia Anh: Trung Quốc tự tin 'vượt' Nga về máy bay chiến đấu

Chuyên gia Anh: Trung Quốc tự tin 'vượt' Nga về máy bay chiến đấu

TGVN. Theo chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh, Trung Quốc đang vượt trội hơn Nga về công nghệ cho máy ...

Hy Lạp hiện đại hóa không quân với 'cặp đôi chiến lược'

Hy Lạp hiện đại hóa không quân với 'cặp đôi chiến lược'

TGVN. Việc kết hợp giữa bộ đôi tiêm kích F-35 và Rafales là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa không quân của Hy ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động