Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, kinh tế Nhật Bản làm thế nào để thoát khỏi 'vũng lầy' suy thoái?

Đào Tùng
TGVN. Nhật Bản cần phải tạo ra những “cú huých” đủ mạnh để đưa nền kinh tế thoát khỏi “vũng lầy” suy thoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai Covid-19 khiến kinh tế Nhật Bản lần đầu rơi vào suy thoái kể từ năm 2015
dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai Kinh tế Nhật Bản trong tình trạng mong manh vì Covid-19
dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai
Những gì tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản có thể vẫn đang ở phía trước. (Nguồn: AFP)

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy trong tài khóa 2019, nền kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ tài khóa 2014. Mặc dù vậy, theo giới phân tích, những gì tồi tệ nhất đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này có thể vẫn đang ở phía trước bởi vì các hậu quả mà dịch Covid-19 có thể còn kéo dài trong các quý tới.

Tăng trưởng âm kể từ tài khóa 2014

Giữa tháng 5/2020, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, trong quý I/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này đã giảm 3,4%, chủ yếu là do tác động nặng nề của dịch Covid-19. Tính chung cả tài khóa 2019, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 0,1%. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tăng trưởng âm kể từ tài khóa 2014.

Có nhiều nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật Bản một lần nữa rơi vào suy thoái kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Do ảnh hưởng của “cuộc chiến không tiếng súng” này, kim ngạch xuất khẩu, trụ cột quan trọng nhất cho tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản đã liên tục giảm kể từ cuối năm 2018.

Song song với đó, việc Chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào đầu tháng 10/2019 và những thiệt hại do thiên tai, trong đó có siêu bão Hagibis đổ bộ vào Nhật Bản vào giữa tháng 10 là những nhân tố quan trọng khác "góp phần" đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái.

Kể từ đầu tháng 1/2020, Nhật Bản lại tiếp tục phải hứng chịu một cú sốc khác là đại dịch Covid-19. Dịch bệnh không chỉ tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại mà còn gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước này.

Về thương mại, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5.430 tỷ Yen (50,36 tỷ USD). Đây là tháng thứ 14 liên tiếp, xuất khẩu của nước này giảm. Kim ngạch nhập khẩu thậm chí còn giảm mạnh hơn (3,6%) xuống còn 6.740 tỷ Yen. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản giảm. Điều này khiến cho cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt tháng thứ ba liên tiếp.

Kể từ đó đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục suy giảm. Tính chung cả tài khóa 2019, cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt 1.290 tỷ Yen. Đây là năm thứ 2 liên tiếp nước này bị thâm hụt thương mại.

Đối với hoạt động sản xuất, việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng ở châu Á và do các biện pháp hạn chế mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng để kiềm chế dịch Covid-19 đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nước này. Cho đến nay, chưa có thống kê về những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Tuy nhiên, không phải thương mại hay sản xuất, du lịch và các ngành liên quan khác mới chính là những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất từ dịch Covid-19. Theo Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong tháng 4, tổng số du khách quốc tế tới nước này chỉ là 1.256 lượt (giảm 99% so với cùng năm ngoái) chủ yếu do các biện pháp hạn chế nhập cảnh của các quốc gia trên khắp thế giới.

Đáng chú ý, số lượng du khách đến từ Trung Quốc, thị trường lớn nhất của ngành du lịch Nhật Bản - chỉ là 29 lượt, giảm mạnh so với con số 598.896 lượt trong cùng kỳ năm ngoái. Số du khách đến từ Hàn Quốc cũng giảm từ 546.368 lượt xuống còn 24 lượt, từ Mỹ giảm từ 164.435 lượt xuống 296 lượt và từ châu Âu giảm từ 236.707 lượt xuống 58 lượt.

Tin liên quan

dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai

Bloomberg: Các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ trỗi dậy hậu Covid-19

dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai Kinh tế hậu Covid-19: Đón đại bàng hay chim sẻ?
dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai Đã xuất hiện những tia hy vọng, Mỹ trông đợi sự phục hồi mạnh mẽ hậu Covid-19

Cần những "cú hích" đủ mạnh

Trong những tuần gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản đang từng bước kiểm soát được dịch bệnh khi số ca mắc mới Covid-19 liên tục giảm. Mặc dù vậy, các hậu quả mà dịch bệnh gây ra cho nền kinh tế nước này có thể sẽ còn kéo dài trong các quý tới. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng những gì tồi tệ nhất đối với nền kinh tế này vẫn còn ở phía trước.

Bản thân ông Nishimura Yasutoshi, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế, cũng không phủ nhận điều đó khi nói với các phóng viên tại cuộc họp báo sáng 18/5 rằng, tốc độ giảm của GDP trong quý II/2020 sẽ “nghiêm trọng hơn” so với quý I/2020.

Nguyên nhân là vì cùng với dịch Covid-19, việc nền kinh tế rơi vào suy thoái sẽ khiến các hộ gia đình “thắt lưng, buộc bụng” và các công ty cắt giảm đầu tư. Vì vậy, chi tiêu dùng của cá nhân và chi đầu tư của khối doanh nghiệp có thể sẽ không tăng trong một vài tháng tới. Trong khi đó, hoạt động thương mại sẽ chưa thể hồi phục một sớm, một chiều khi mà nhiều nước vẫn đóng cửa biên giới để khống chế dịch Covid-19. Các tác động theo chuỗi như vậy có thể sẽ đẩy nền kinh tế Nhật Bản lún sâu hơn vào tình trạng suy thoái.

Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng, Chính phủ Nhật Bản cần phải hành động quyết liệt để vực dậy nền kinh tế. Tokyo cần phải tạo ra những “cú hích” đủ mạnh để đưa nền kinh tế thoát khỏi “vũng lầy”.

Trong nỗ lực tạo ra những “cú hích” như vậy, hôm 27/5, Nội các Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung thứ 2 cho tài khóa 2020 trị giá 31.910 tỷ Yen (296 tỷ USD) để chi trả một phần cho gói biện pháp kích thích kinh tế có tổng trị giá lên tới 117.000 tỷ Yen (1.086 tỷ USD) nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên nền kinh tế.

Động thái trên diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Quốc hội Nhật Bản hôm 30/4 đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung thứ nhất cho tài khóa 2020 do Chính phủ đệ trình có tổng trị giá lên tới 25.690 tỷ Yen (tương đương 240 tỷ USD).

Trước đó, Chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020) có giá trị 4.470 tỷ Yen (gần 41 tỷ USD) và dự thảo ngân sách cho tài khóa 2020 có giá trị kỷ lục 102.658 tỷ Yen (tương đương 933 tỷ USD). Các dự thảo ngân sách này đã được Quốc hội lần lượt thông qua vào cuối tháng 1 và tháng 3/2020.

Không chỉ có Chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng bắt đầu hành động để hỗ trợ cho nền kinh tế. Trong cuộc họp bất thường hôm 22/5, Hội đồng Chính sách BoJ đã quyết định bơm thêm 30.000 tỷ Yen (khoảng 278 tỷ USD) trong thời gian từ nay tới cuối tài khóa 2020 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bên cạnh đó, BoJ cũng quyết định kéo dài thời gian thực hiện chương trình mua trái phiếu công ty và thương phiếu với hạn mức tối đa 20.000 tỷ Yen/năm thêm 6 tháng cho tới cuối tháng 3/2021.

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng đưa ra đề xuất giảm thuế, trong đó có thuế tiêu dùng, để hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề khi nào Nhật Bản sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành, khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới và hạn chế giao thương, các hành động đó của Tokyo sẽ chưa thể giúp nền kinh tế này sớm thoát khỏi “vũng lầy” suy thoái. Có lẽ, vấn đề mấu chốt vẫn là khi nào dịch bệnh sẽ được khống chế trên toàn cầu.

dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai

Dịch Covid-19: Điều tồi tệ nhất với nền kinh tế vẫn đang ở phía trước, giải pháp nào cho Nhật Bản?

TGVN. Theo giới phân tích, điều tồi tệ nhất đối với Nhật Bản có thể vẫn đang ở phía trước bởi những hậu quả mà dịch ...

dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai

Covid-19 khiến kinh tế Nhật Bản lần đầu rơi vào suy thoái kể từ năm 2015

TGVN. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 18/5, Nhật Bản đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015. Nền ...

dieu toi te nhat van chua den kinh te nhat ban lam the nao de thoat khoi vung lay suy thoai

Làm gì và như thế nào để chung sống an toàn với Covid-19?

TGVN. Để chung sống an toàn với dịch bệnh, mỗi quốc gia đều cần một “lộ trình” để đưa cuộc sống bình thường hoá trở ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, lý giải điểm khác thường ở thị trường trong nước?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động