Độ 'cứng và mềm' trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông

HỒNG PHÚC
TGVN. Sách Trắng quốc phòng đầu tiên của Malaysia xác định các tuyên bố hàng hải của Malaysia tại Biển Đông là quan tâm an ninh hàng đầu của họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tháng 7/2020, Malaysia đã gửi một công hàm lên Liên hợp quốc (LHQ) để củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông, vốn được coi là ưu tiên an ninh hàng đầu trong Sách Trắng quốc phòng (DWP) đầu tiên của họ.

Malaysia đã thúc đẩy chính sách nhân nhượng với Trung Quốc dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak trước khi chuyển sang chính sách không liên kết dưới thời cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad.

Độ 'cứng và mềm' trong quan điểm của Malaysia về Biển Đông
Công hàm của Malaysia gửi Liên hợp quốc vào tháng 7/2020 thể hiện quan điểm cứng rắn nhất của Malaysia tại Biển Đông trong thời gian gần đây. (Nguồn: Getty)

Hiện tại, dưới thời chính quyền Muhyiddin Yassin, sự không chắc chắn trong chính trường Malaysia và đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể cản trở mục tiêu mà công hàm của Kuala Lumpur nhắm tới, khiến quan điểm của họ tại Biển Đông trở nên mờ nhạt.

Sự chuyển hướng đối ngoại?

Ngày 29/7, phái đoàn thường trực của Malaysia tại LHQ đã gửi công hàm về quan điểm của họ tại Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (CLCS), trong đó khẳng định rằng các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế.

Theo đó, Malaysia tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo phía Nam thuộc quần đảo Trường Sa, nơi họ kiểm soát 5 thực thể - rạn san hô Ardasier, rạn san hô Erica, bãi cạn Investigator, rạn san hô Mariveles và rạn san hô Swallow.

Trước đó, bất luận các tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, cựu Thủ tướng Najib đã ký kết các thỏa thuận nhiều tỷ USD với Trung Quốc, bao gồm thỏa thuận thu mua trang thiết bị quân sự của Trung Quốc năm 2016 - thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử Malaysia.

Hơn nữa, Malayisa và Trung Quốc đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, nêu bật hợp tác hải quân giữa hai nước. Không giống như ông Najib, người hoan nghênh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh và thúc đẩy quan hệ quân sự hơn nữa, người kế nhiệm ông - cựu Thủ tướng Mahathir - đã tìm cách đàm phán lại về các thỏa thuận với Trung Quốc dưới thời ông Najib. Ông Mahathir cũng nhấn mạnh rằng ông không muốn thấy các tàu chiến xuất hiện tại khu vực Biển Đông tranh chấp và Eo biển Malacca.

Tin liên quan
Chính trường Malaysia: Bão xa hay dông gần? Chính trường Malaysia: Bão xa hay dông gần?

Malaysia dường như đã chuyển hướng chính sách đối ngoại từ thời chính phủ ông Najib, vốn theo xu hướng nhân nhượng Trung Quốc, sang chính sách dưới thời chính phủ Mahathir, vốn ủng hộ chính sách đối ngoại “không liên kết”, nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và không quân sự hóa các khu vực hàng hải đang tranh chấp.

Dưới thời chính phủ Liên minh Hy vọng (PH) của Thủ tướng Mahathir, DWP 2020 đầu tiên của Malaysia được công bố, trong đó nêu bật tầm nhìn chiến lược của Malaysia. Đặc biệt, văn bản này xác định các tuyên bố hàng hải của Malaysia tại Biển Đông là quan tâm an ninh hàng đầu của họ.

Theo đó, công hàm của Malaysia thể hiện quan điểm cứng rắn nhất của Malaysia tại Biển Đông trong thời gian gần đây và đặt nó là ưu tiên hàng đầu trong DWP.

Cuộc khủng hoảng chính trị năm 2020 tại Malaysia, sự kiện dẫn tới việc chỉ định Thủ tướng đương nhiệm Muhyiddin Yassin, đã dẫn tới một số bất ổn nhất định trong quan điểm của Malaysia tại Biển Đông.

Tuy nhiên, cuộc gặp của ông Yassin với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa hôm 7/9, trong đó hai bên trao đổi quan điểm về Biển Đông, cho thấy cam kết của chính phủ Yassin trong việc duy trì ưu tiên hàng đầu của Malsaysia theo DWP.

Tuy nhiên, lập trường của chính phủ mới và DWP đầu tiên của Malaysia phù hợp với quan điểm chiến lược của họ ra sao?

Giải mã quan điểm chiến lược

Để hiểu được quan điểm chiến lược của Malaysia đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về bối cảnh nước này, được xác định bởi đặc điểm địa lý và lịch sử. DWP khẳng định rằng Kuala Lumpur là “quốc gia hàng hải có nguồn gốc lục địa”.

Theo đó, vị trí địa lý của họ mang tới cả “cơ hội và thách thức” bởi họ phải đối mặt với 2 “vũ đài” - cụ thể là Ấn Độ Dương tiếp giáp bán đảo Malaysia ở phía Tây; và Tây Thái Bình Dương và Biển Đông tiếp giáp khu vực Sabah và Sarawak ở phía Đông.

DWP cũng chỉ ra rằng lịch sử của Malaysia đã định hình quan điểm chiến lược của họ - với tư cách là một Vương quốc Hồi giáo, thuộc địa của phương Tây trong nhiều thế kỷ và một liên bang độc lập.

Quan điểm của Malaysia nhấn mạnh rằng họ có ý định đương đầu với các vấn đề nhức nhối, như “cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn đầy bất ổn” bị thúc đẩy bởi sự thù địch Mỹ-Trung và “các nước láng giềng Đông Nam Á phức tạp” vốn có các lợi ích an ninh và các vấn đề ảnh hưởng lớn tới Malaysia do khoảng cách địa lý gần.

Tuy nhiên, nội dung trong DWP nhấn mạnh tới việc Malaysia là “quốc gia theo quan điểm trung lập”, đồng nghĩa rằng họ sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng vũ lực bởi họ tự khẳng định mình là nhà nước “yêu chuộng hòa bình”.

Song, khi phải đối mặt với mối đe dọa ngay trước cửa ngõ, DWP khẳng định rằng Malaysia sẵn sàng đối đầu với nó thông qua “biện pháp răn đe đồng tâm hiệp lực”. Theo đó, các mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Malaysia, như tại Biển Đông, sẽ được giải quyết thông qua mạng lưới phòng thủ chung và đáng tin cậy.

Là một quốc gia theo quan điểm trung lập, Malaysia đang cố gắng chơi ván cờ nhạy cảm, qua việc phối hợp với cả Trung Quốc và Mỹ.

Trong vòng 10 năm tới, Malaysia sẽ nỗ lực để hiện đại hóa lực lượng quân đội tương đối yếu kém của họ để bảo vệ các lợi ích tại Biển Đông.

Malaysia đã bày tỏ ý định phối hợp với các nước khác, đặc biệt là Thỏa thuận Phòng thủ 5 cường quốc (FPDA) với Anh, Australia, New Zealand và Singapore về các vấn đề an ninh truyền thống.

FPDA là một thỏa thuận an ninh phi chính thức được thiết lập năm 1971 để hỗ trợ Malaysia và Singapore thông qua các cuộc tham vấn để chống lại Cộng sản và Indonesia.

Tuy nhiên, FPDA không bao hàm các cuộc xâm lược của nước ngoài vào các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Do vậy, Malaysia sẽ phải tự bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông.

Thế "tiến thoái lưỡng nan"

Là một quốc gia theo quan điểm trung lập, Malaysia đang cố gắng chơi ván cờ nhạy cảm, qua việc phối hợp với cả Trung Quốc và Mỹ. Malaysia nhận thức rằng cả hai quốc gia đều hành động dựa trên các lợi ích của họ, điều làm tê liệt tất cả thỏa thuận hợp tác đối với các bên có yêu sách tại Biển Đông.

Tuy nhiên, Malaysia đang tìm cách bắt tay với cả hai quốc gia trong tương lai - với Mỹ là đối tác quân sự “lâu dài” và Trung Quốc là đối tác quân sự “lịch sử”.

Điều quan trọng ở đây đó là Malaysia coi ASEAN là nền tảng trong chính sách đối ngoại của họ, nơi họ được tham gia vào một tổ chức “mạnh mẽ và kiên cường” để phục vụ nền quốc phòng.

Như vậy, mặc dù quan điểm của ông Yassin tại Biển Đông đã được nêu rõ, nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 và phản ứng chính trị tiềm tàng của phe đối lập có thể cản trở ông áp dụng cách tiếp cận đối đầu hoặc thụ động tại Biển Đông trong ngắn hạn.

Thế "tiến thoái lưỡng nan" này khiến công hàm của Malaysia trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, khi DWP vẫn còn hiệu lực, Malaysia sẽ tiến vào hành trình dài đầy thách thức trong thập kỷ tiếp theo của thế giới đầy hỗn loạn này.

Philippines nói về chính sách trên Biển Đông: Mềm mỏng không có nghĩa là từ bỏ

Philippines nói về chính sách trên Biển Đông: Mềm mỏng không có nghĩa là từ bỏ

TGVN. Ngày 2/9, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Các lực lượng vũ trang Philippines Gilbert Gapay cho biết, "cách tiếp cận ...

Mỹ hết thời 'mật ngọt' trong chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông, hàm ý nào cho ASEAN?

Mỹ hết thời 'mật ngọt' trong chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông, hàm ý nào cho ASEAN?

TGVN. Mỹ thay đổi cách tiếp cận đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là do các chiến thuật gây hấn ...

Ngoại trưởng Malaysia: Biện pháp ngoại giao 'ghi điểm' trong giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Ngoại trưởng Malaysia: Biện pháp ngoại giao 'ghi điểm' trong giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông

TGVN. Malaysia trước đây tránh chỉ trích công khai Trung Quốc bằng cách nhắc lại trọng tâm của mình là đảm bảo Biển Đông và ...

(theo Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Vietnam Foodexpo 2024 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức ...
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn (GBA)

Ngày 12/11, Tổng Lãnh sự Nguyễn Việt Dũng thăm Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc vùng Vịnh lớn 2024.
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Dự báo thời tiết ngày mai (15/11): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh; mực nước ven biển Đông Nam Bộ tăng theo triều cường

Dự báo thời tiết ngày mai (15/11): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh; mực nước ven biển Đông Nam Bộ tăng theo triều cường

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (15/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động