TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam trân trọng mọi hỗ trợ quốc tế về an sinh xã hội | |
Bảo hiểm, an sinh xã hội phải chuyển đổi mạnh trong CMCN 4.0 để ‘không ai bị bỏ lại’ |
Sáng 11/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự khai mạc chuỗi sự kiện Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) năm 2018 tại Bình Dương.
WTA được thành lập từ năm 1998 nhằm kết nối đổi mới dựa trên khoa học công nghệ với phát triển vùng; xây dựng mối quan hệ hợp tác lẫn nhau và mang lại lợi ích cho sự phát triển các đô thị khoa học; tạo dựng quan hệ đối tác, cùng hợp tác phát triển các khu khoa học công nghệ; thúc đẩy phát triển vùng thông qua các hoạt động hợp tác và trao đổi nhân lực dựa trên quan hệ đối tác.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện. |
WTA hiện có 106 thành viên là 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với chủ đề “Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo cho phát triển bền vững”, chuỗi hoạt động của WTA 2018 sẽ thiết lập tầm nhìn mới, nền tảng toàn cầu cho các hoạt động trao đổi, hợp tác về công nghệ giữa các thành viên Hiệp hội, trong xây dựng xã hội phồn vinh, vươn tới nền kinh tế năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với những biến chuyển của thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng dịp kỷ niệm 20 năm thành lập WTA và tin tưởng Hiệp hội sẽ tiếp tục có sự đóng góp ngày càng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của đô thị trên thế giới, các nền kinh tế mà còn thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Theo Phó Thủ tướng, dù có nhiều cách gọi khác nhau nhưng phải nhìn nhận thực tế CMCN 4.0 diễn ra trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là những ngành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều thời cơ và thách thức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đại biểu tại sự kiện. |
“Có người ví CMCN 4.0 như một đoàn tàu mà mọi người đừng để lỡ, như một cơn lốc cuốn tất cả chúng ta đi theo. Những ai, những nền kinh tế nào chủ động thì sẽ được hưởng nhiều thành quả và ngược lại thì sẽ không tận dụng được các cơ hội, thậm chí phải đối mặt với nhiều thách thức hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của đô thị thông minh là sử dụng những hiểu biết hiện có, các lợi thế của cách mạng khoa học công nghệ đem lại để khai thác mọi nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả nhất vì sự phát triển của thế hệ mai sau. Và một trong những nguồn lực rất quan trọng của thời đại ngày nay là tri thức. Bởi không như nhiều loại tài nguyên thiên nhiên (than, dầu mỏ, khoáng sản…) càng khai thác càng ít đi, tri thức càng chia sẻ thì giá trị càng được nhân lên.
“Đơn cử như vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn dữ liệu đối với sự phát triển các đô thị, nhất là ở Việt Nam. Nguồn dữ liệu từ Chính phủ, các doanh nghiệp, cộng đồng cần được hệ thống hóa lại và quan trọng nhất là phải công khai minh bạch. Đây chính là nguồn lực rất quý giá, động lực cho các doanh nghiệp và các nhà khoa học có thể đưa ra nhiều ý tưởng để khai thác”, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.
Chia sẻ các quan điểm của UNESCO về đô thị thông minh, phát triển bao trùm, phát triển bền vững, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam nhận thức một nền kinh tế thông minh, một đô thị thông minh đương nhiên luôn luôn gắn với công nghệ mới nhưng đây chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng lấy con người là trung tâm của sự phát triển. “Không để ai bị bỏ lại phía sau không chỉ đơn thuần là hưởng thụ thành quả của sự phát triển mà quan trọng là tất cả mọi cá nhân đều tham gia vào quá trình phát triển”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng cho biết cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia bè bạn và đặc biệt là sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, hơn 20 năm vừa qua Việt Nam luôn cố gắng, nỗ lực và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao, có nhiều tiến bộ về mặt xã hội. Tuy nhiên, trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, dù lạc quan nhưng những quốc gia như Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt là liên quan đến các yếu tố dẫn dắt một nền sản xuất mới như nền tảng công nghệ, nhân lực chất lượng cao.
Trên tinh thần như vậy, Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu, nhà khoa học tham dự chuỗi sự kiện WTA Bình Dương 2018 sẽ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý, những bài học thành công cũng như chưa thành công để cùng nhau tận dụng tốt những thành tựu của CMCN 4.0 mang lại.
Với đặc trưng của CMCN 4.0 là sự kết nối tất cả các hoạt động, các cộng đồng, không chỉ giữa thiết bị với thiết bị, giữa người với thiết bị mà quan trọng hơn cả là giữa người với người ở cấp độ cá nhân, đến từng tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. WTA cũng đứng trước những thời cơ mới để mạng lưới khoa học, mạng lưới các đô thị khoa học, hoạt động đổi mới, sáng tạo từ các thành viên của WTA lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia, các nền kinh tế, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, mãi xanh.
PTT Vũ Đức Đam: Học sinh Việt Nam không nên chỉ biết vâng lời Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), sáng 13/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ... |
Tháo gỡ khó khăn trong cấp thêm băng tần để nâng chất lượng mạng 4G Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với đại diện các bộ ngành ... |
Quản lý an toàn thực phẩm theo xu hướng thế giới Theo Phó Thủ tướng, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cần thực hiện điều chỉnh theo quy trình quản lý rủi ... |