"Đoàn kết dân tộc vững chắc mới có hợp tác quốc tế mạnh mẽ"

Nhân 69 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh và ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8), nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã chia sẻ một số suy nghĩ với TG&VN. Trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, tháng 1/2013.


Bà có cảm nhận gì khi nghĩ về thời điểm này cách đây 69 năm? Theo bà, thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám là gì?

Lúc đó, gia đình tôi đang ở Sài Gòn. Từ tháng 7, tháng 8/1945, thành phố cũng như cả nước sục sôi khí thế "tiền khởi nghĩa". Bài Lên đàng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vang lên khắp nơi. Thanh niên tiền phong tập đi một, hai. Tấp nập nhưng hết sức trật tự, mọi người dường như nghe, cảm được hơi thở nóng hổi của một sự kiện trọng đại sắp nổ ra. Sáng sớm ngày 25/8, hầu như tất cả nhân dân đều đổ ra đường, hướng ra quảng trường Nhà thờ Đức Bà, nơi sẽ diễn ra sự kiện quan trọng: đại diện của chính quyền Cách mạng, Ủy ban Hành chính Lâm thời Sài Gòn ra mắt đồng bào. Ngày 2/9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngay trong ngày này, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng "Ngày độc lập" thì lính Pháp đã bắn vào đám đông làm hàng chục người chết. Ba tuần sau, ngày 23/9, nhân dân Nam Bộ đã phải bước vào cuộc kháng chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Học sinh, sinh viên cả nước nô nức "xếp bút nghiên" đứng lên "đáp lời sông núi".

Cách mạng tháng Tám đã phá xích xiềng nô lệ, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Từ mùa Thu đó, chúng ta đã trải qua bao cuộc đấu tranh, chịu bao hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Phải có nội lực

Từ lịch sử, bà có thể cho biết những bài học quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay là gì?

Bảo vệ thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám và thắng lợi to lớn của các cuộc kháng chiến mà nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu mới giành được là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Tổ quốc tuy đã thống nhất nhưng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ đang đứng trước những hiểm họa mới, kinh tế đang tụt hậu, xã hội còn nhiều vấn nạn. Vì thế, chúng ta phải thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, đi đôi với việc đấu tranh bảo vệ đất nước.

Chúng ta phải kiên trì và khôn ngoan, không để bị động trong mọi tình huống và phải khắc phục cho được những mặt yếu kém. Chúng ta có vững hơn, mạnh lên thì mới có điều kiện để bảo vệ đất nước. Nói cách khác chúng ta phải có nội lực vững mạnh. Nội lực trước hết và quan trọng nhất là sức mạnh của lòng dân, là ý chí đoàn kết dân tộc với sự lãnh đạo vững vàng, kiên định. Đó là bài học xương máu và quý báu nhất chúng ta có được từ lịch sử mấy ngàn năm, từ cuộc Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ các cuộc kháng chiến chống xâm lược ác liệt nhất vừa qua.

Ngày nay, không những chúng ta cần phát huy truyền thống yêu nước đó mà phải nâng cao nó lên thành ý chí quật cường, tinh thần dân tộc mạnh mẽ, với khát vọng xây dựng một nước Việt Nam thực sự độc lập, tự do, dân chủ và phát triển, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân. Đó cũng là tương lai mà nhân dân ta xứng đáng và có quyền được hưởng.

Nhưng nội lực không những về tinh thần, mà nó phải bao hàm cả một nền kinh tế ngày càng phát triển với công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và một nền an ninh quốc phòng đủ mạnh để bảo vệ đất nước.

Trong mấy yếu tố trên, vấn đề đường lối kinh tế độc lập, tự chủ, không bị lệ thuộc vào bất cứ nước nào đồng thời chủ động, tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng có ý nghĩa rất quyết định.

Tóm lại, để giữ vững chủ quyền quốc gia, chúng ta cần phải mạnh lên về kinh tế. Tinh thần yêu nước phải thể hiện trên tinh thần tự chủ, tự cường trong mọi hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra sức mạnh vật chất ngày càng vững bền cho đất nước. Phải dứt khoát tư tưởng rằng việc gì nhân dân ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm, từ cái ít khó đến cái khó nhất mà người khác có thể làm.

Kinh tế phải luôn luôn gắn với an ninh quốc phòng. Không được để tình trạng lơi lỏng hiện nay, chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy cái hại lâu dài, chạy theo một số dự án bằng bất cứ giá nào.

Nội lực của một đất nước còn là vấn đề chất lượng con người, là nguồn nhân lực. Muốn có một nước tự chủ phải có những con người tự chủ, vì vậy vấn đề giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cần phải đẩy mạnh hơn nữa với những mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng, để trong một thời gian không xa chúng ta có những thế hệ thanh niên đủ đức, đủ tài và đủ sức gánh vác trọng trách của đất nước.

Cần quan niệm thực tế về hợp tác quốc tế

Nội lực quan trọng hàng đầu, nhưng bài học từ lịch sử Việt Nam hiện đại cho thấy sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là thiết yếu. Bà nghĩ gì về bài học này trong bối cảnh hiện nay?

Đúng vậy. Quan hệ quốc tế dù có liên tục thay đổi nhưng bài học về kết hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại, đã được Đảng ta vận dụng tài tình trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây, vẫn còn nguyên giá trị. Dân tộc ta luôn cần sự đoàn kết và ủng hộ quốc tế. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng: Có đoàn kết dân tộc vững chắc thì mới có sự đoàn kết quốc tế mạnh mẽ.

Ngày nay, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, và cũng là cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và công lý. Chúng ta có lẽ phải và pháp lý. Tôi tin rằng nhân dân các nước sẽ ủng hộ Việt Nam.

Chúng ta cũng cần có quan niệm đúng và thực tế về sự hợp tác quốc tế. Trong khi chủ trương không liên minh chính trị, quân sự với bất cứ nước nào để chống lại nước thứ ba, chúng ta hoàn toàn có quyền chính đáng để hợp tác, liên kết về an ninh, quốc phòng với các nước khác, để bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chúng ta cũng cần tận dụng và phát huy quan hệ với các đối tác chiến lược, các đối tác song phương khác cũng như các thể chế hoặc diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc hoặc ASEAN. Phải biết tìm "mẫu số chung", điểm đồng lợi ích trong hợp tác với các đối tác, phải huy động hiệu quả các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhân dân, kiều bào và các học giả, nhà nghiên cứu...

Là người từng tham gia hoạt động ngoại giao lâu năm và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Nhà nước và cả Quốc hội, bà có thông điệp gì gửi gắm tới những người làm công tác đối ngoại nói chung và thế hệ các nhà ngoại giao trẻ nói riêng?

Hồi bắt đầu hoạt động đối ngoại, tôi làm công tác đối ngoại nhân dân, đã từng đại diện cho Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ủy ban Đoàn kết Á - Phi… vận động các tầng lớp nhân dân các nước ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ta. Tám năm sau, tôi được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tức là chuyển sang ngoại giao Nhà nước. Năm 1987, tôi làm Phó ban Đối ngoại của Đảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Sau đó, tôi được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nước. Hiện tôi vẫn thường xuyên tiếp xúc với bạn bè quốc tế với tư cách Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng không có gì trở ngại khi chuyển từ hoạt động đối ngoại nhân dân sang hoạt động ngoại giao nhà nước, ngược lại, trong lúc coi trọng ngoại giao nhà nước, cần hết sức quan tâm phát huy tác dụng của hoạt động đối ngoại nhân dân, dư luận quốc tế. Theo tôi, ở nhiều nước chính quyền có thể có những đường lối chính sách không phù hợp với hòa bình, công lý và luật pháp quốc tế nhưng nhân dân của bất cứ nước nào trên thế giới cũng mong muốn có hòa bình, không muốn có chiến tranh, giữa các dân tộc có hữu nghị, tôn trọng nhau.

Nếu có điều gì tôi muốn gửi gắm, đó là: hãy nhớ những bài học lịch sử quý giá của ông cha, của Cách mạng tháng Tám, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, kiên trì đi theo con đường đã lựa chọn, mang lại hòa bình, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tôi muốn các em, các nhà ngoại giao trẻ hãy luôn ghi nhớ tiếng ca trước lúc hy sinh của những lớp cha anh vì nền dân chủ cộng hòa cách đây 69 năm: "Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng".

Một dân tộc đã chiến đấu và hy sinh như dân tộc ta xứng đáng có một tương lai huy hoàng, và các em hãy góp phần vun đắp làm nên tương lai đó.

Xin cảm ơn bà!

Kim Chung (thực hiện)



 

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho gọi điện cho Cristiano Ronaldo để thuyết phục người học trò cũ gia nhập Fenerbahce.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Gia hạn hợp đồng, HLV Pep Guardiola có giúp Man City vượt Tottenham đêm nay 23/11?

Gia hạn hợp đồng, HLV Pep Guardiola có giúp Man City vượt Tottenham đêm nay 23/11?

Người hâm mộ Man xanh kỳ vọng, việc HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng mang đến động lực lớn để Man City chấm dứt chuỗi 4 trận thua liên ...
Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Tin vui nối tiếp, Jude Bellingham đoạt thêm một danh hiệu

Vào thời điểm đang lấy lại phong độ tốt nhất, Jude Bellingham mới giành thêm một danh hiệu cá nhân nhờ thi đấu thăng hoa ở mùa giải 2023/24.
Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Trừng phạt Nga hay chiến dịch 'tấn công kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng ...
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Phiên bản di động