TIN LIÊN QUAN | |
Thái Lan sẽ trình đề nghị gia nhập CPTPP | |
CPTPP bắt đầu “hà hơi” vào thương mại quốc tế |
Hỗ trợ các doanh nghiệp Canada nắm bắt cơ hội trên quy mô toàn cầu và kiến tạo việc làm cho tầng lớp trung lưu là trọng tâm trong chiến lược đa dạng hóa của nước này. CPTPP mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp Canada khi tiếp cận các thị trường năng động nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp Canada, từ nông dân, ngư dân, các nhà khoa học, các hãng chế tạo,... đến các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ - được tiếp cận khoảng 500 triệu khách hàng mới. Cùng với Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện Canada-EU và Hiệp định Canada - Mỹ - Mexico, các doanh nghiệp Canada được tiếp cận tới 1,5 tỷ khách hàng mới tại hơn 50 quốc gia.
Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế Canada Jim Carr. (Nguồn: Canadian Press) |
Trong bối cảnh CPTPP đi vào hiệu lực, các nhà xuất khẩu Canada có thể tận dụng lợi thế của việc giảm thuế quan trên tất cả các lĩnh vực, như nông nghiệp và chế biến nông sản, hải sản, hàng công nghiệp và máy móc, lâm sản..., cùng sự cải thiện trong việc tiếp cận các thị trường.
Để hỗ trợ người dân hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại và tiếp cận các thị trường mới, Chính phủ Canada đang đầu tư 1,1 tỷ CAD (tương đương 827 triệu USD) vào các chương trình và dịch vụ như: cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác các cơ hội xuất khẩu mới; tăng cường dịch vụ thương mại dành cho các nhà xuất khẩu; hỗ trợ các sáng kiến giúp tăng giá trị gia tăng, phát triển doanh nghiệp.
CPTPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa Canada với 10 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ngày 30/12/2018, CPTPP có hiệu lực tại 6 nước đã phê chuẩn hiệp định: Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore. Ngày 14/1/2019, CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam.
CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và Canada. Với lộ trình giảm thuế khá nhanh của Canada (từ 17-18% xuống 0% trong vòng 3 năm), một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh từ năm 2019 như dệt may, giầy dép, túi xách, nhựa, đồ gỗ... Canada hiện là quốc gia duy nhất trong Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có thỏa thuận thương mại với toàn bộ các thành viên khác của G7. Giới doanh nghiệp Canada đặc biệt quan tâm đến lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam đối với một số sản phẩm nông sản như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thủy sản, hoa quả tươi...
Việt Nam tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP Ngày 19/1, cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTT) đã được ... |
Bắc Kinh có thể sẽ tham gia Hiệp định CPTPP để giải quyết khó khăn Bắc Kinh có thể lựa chọn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để giải quyết cuộc chiến ... |
Từ 14/1, CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái ... |