Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Thu Trang
Nói về quan hệ Việt Nam-Peru trong 30 năm qua và hướng tới giai đoạn mới, Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị mô tả bằng 3 từ: thực chất, gắn kết và triển vọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường đang có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima và kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru (14/11/1994-14/11/2024), Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về những dấu mốc đặc biệt của quan hệ hai nước.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, đặc biệt khi sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước?

Chủ tịch nước Lương Cường đang có chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 12-16/11 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte. Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước trên cương vị mới, có giá trị lớn cả về hợp tác song phương lẫn vai trò đa phương của Việt Nam. Điều này mang ý nghĩa quan trọng, cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.

Tin liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Về song phương, chuyến thăm đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Peru. Đây là dịp để hai nước cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được, đồng thời mở ra triển vọng hợp tác trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ phát triển bền vững và sâu rộng.

Trong chuyến thăm chính thức Peru, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ đón và hội đàm chính thức với Tổng thống Peru; hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Toà án Tối cao.

Trên bình diện đa phương, sự hiện diện của Chủ tịch nước tại Tuần lễ cấp cao APEC 2024, dịp kỷ niệm 35 năm thành lập diễn đàn, là minh chứng rõ nét cho đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Việt Nam cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng khu vực và củng cố vai trò của APEC - diễn đàn kinh tế hàng đầu, quy tụ ba trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Là chủ nhà của Năm APEC 2027, đây cũng là dịp để ta thúc đẩy triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 mà nước ta đã khởi xướng và tham gia xây dựng cùng với các thành viên từ năm 2017.

Chuyến thăm mang đến cho cả hai nước cơ hội thống nhất về các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn đàn APEC và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam và Peru là thành viên cùng chia sẻ các cam kết thúc đẩy ổn định kinh tế, độ mở thương mại và hợp tác đa phương.

Đồng thời, đây là dịp Chủ tịch nước gặp gỡ các nhà lãnh đạo APEC, trong đó có nhiều đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược của Việt Nam, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và các thành viên APEC.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil)

Trong ba thập niên qua, quan hệ Việt Nam-Peru đã đạt được những thành tựu gì nổi bật, thưa Đại sứ?

Việt Nam và Peru thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994. Trong 30 năm qua, mặc dù cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao cũng như kinh tế, thương mại và đầu tư.

Về trao đổi đoàn, Lãnh đạo cấp cao của hai bên thường xuyên có các cuộc gặp, tiếp xúc song phương nhân dịp tham dự các hội nghị quốc tế. Nổi bật về phía Peru có các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Alberto Fujimori (7/1998), Phó Tổng thống Luis Giampietri dịp dự Hội nghị cấp cao (HNCC) APEC 14 (11/2006); Tổng thống Pablo Kuczynski dự HNCC APEC 25 tại Đà Nẵng (11/2017); phía Việt Nam có chuyến thăm Peru của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (3/2013); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2008) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (11/2016).

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hai chiều đã không ngừng tăng trưởng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương. Hiện nay, Peru là nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh; là bạn hàng lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Peru trong ASEAN.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 500 triệu USD, và trong 7 tháng đầu năm nay đã đạt gần 300 triệu USD. Hai nước cũng đã ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp, thủy sản, khoa học-công nghệ. Trong đó phải kể đến Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Biên bản ghi nhớ hợp tác trong khuôn khổ APEC, Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp...

Bên cạnh đó, Việt Nam và Peru cùng thiết lập các cơ chế đối thoại song phương, như cơ chế tham vấn chính trị giữa hai nước cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy ban liên chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật ở cấp Thứ trưởng, ký kết nhiều Hiệp định và Biên bản ghi nhớ về hợp tác.

Ngoài ra, trên các diễn đàn đa phương, hai nước đều có những điểm tương đồng, trao đổi ủng hộ các ứng cử viên và cùng là thành viên trong Liên hợp quốc, APEC, CPTPP và Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC).

Trên cơ sở đó, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc quan trọng, phản ánh sự phát triển tích cực của mối quan hệ song phương từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, và là cơ hội lịch sử để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Tổng thống nước Cộng hoà Peru Dina Boluarte cùng Đại sứ Bùi Văn Nghị và Đại sứ các nước Bulgaria, Philippines, Ireland và Bangladesh tại lễ trình Thư ủy nhiệm, tháng 2/2024. (Nguồn: Báo Peru)

Đại sứ có thể chọn 3 từ để mô tả về mối quan hệ Việt Nam-Peru và giải thích cho sự lựa chọn này?

Nếu phải chọn ba từ để mô tả về 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru, tôi sẽ chọn: thực chất, gắn kết, triển vọng.

"Thực chất" là từ đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi nói về quan hệ Việt Nam-Peru. Mặc dù hai quốc gia chúng ta cách xa về địa lý, nhưng sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giáo dục, và văn hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam và Peru đều coi trọng việc thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác đa phương. Tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, CPTPP và FEALAC, hai nước hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Việt Nam đánh giá cao vai trò của Peru và luôn coi Peru là một trong những đối tác quan trọng và địa bàn đầu tư hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 154,3 triệu USD năm 2013 lên 600 triệu USD vào năm 2023, gần gấp bốn lần trong thập niên qua.

Bên cạnh tăng trưởng thương mại ấn tượng, doanh nghiệp hai nước còn thực hiện các dự án đầu tư quan trọng trị giá hàng trăm triệu USD trong các lĩnh vực như viễn thông, dầu khí, du lịch..., qua đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước.

"Gắn kết" thể hiện qua những mối liên kết chặt chẽ giữa hai nước trong những năm gần đây. Peru và Việt Nam đã ký kết 8 thỏa thuận hợp tác về văn hóa, khoa học và công nghệ, phòng chống ma túy và thủy sản... làm nền tảng, bệ phóng cho cả hai nước tăng cường hợp tác trong những năm tới.

Đầu tư của Việt Nam là nhân tố then chốt gắn kết quan hệ song phương, đặc biệt phải kể tới công ty Bitel và PetroVietnam.

Bitel, công ty của Tập đoàn Viettel, năm nay vừa kỷ niệm 10 năm thành lập tại Peru, đánh dấu một thập kỷ đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp kỹ thuật số sở tại. Kể từ khi được thành lập vào năm 2014, Bitel đã tập trung vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, cung cấp các dịch vụ di động và Internet ở mức giá phải chăng, góp phần thúc đẩy gắn bó và tình cảm hữu nghị.

"Triển vọng" là từ không thể thiếu khi nói về tương lai của mối quan hệ Việt Nam-Peru. Dù chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội để hai nước phát triển hợp tác hơn nữa.

Tuy nhiên, hai nước cần vượt qua một số thách thức, tồn tại để phát huy, tận dụng triển vọng song phương. Khoảng cách địa lý cùng rào cản ngôn ngữ là những rào cản chính trong việc kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Trao đổi thương mại giữa hai nước tuy có xu hướng gia tăng nhưng còn ở mức thấp và chủ yếu qua trung gian. Hơn nữa, Peru là thị trường mở, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan… nên tính cạnh tranh tại thị trường Peru tương đối cao.

Để có thể phát triển hơn nữa triển vọng hợp tác trong tương lai, Việt Nam và Peru cần thường xuyên rà soát các nội dung hợp tác cụ thể, cũng như xác định các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư song phương.

Hiện hai bên đang nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã đạt được và tích cực trao đổi để sớm thống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ dự kiến diễn ra trong quý IV năm nay.

Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên, học giả và văn hóa có thể giúp nâng cao sự hiểu biết và gắn kết giữa hai dân tộc.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Đại sứ Bùi Văn Nghị làm việc với Bộ Ngoại giao Peru. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru)

Theo Đại sứ, tiềm năng hợp tác Việt Nam-Peru trong tương lai nằm ở những lĩnh vực nào?

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Peru đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và tôi tin rằng trong tương lai, hai quốc gia sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng. Tôi có thể chia sẻ một số lĩnh vực tiềm năng cụ thể mà chúng tôi đang rất chú trọng là thương mại và đầu tư, nông nghiệp, và du lịch.

Thương mại và đầu tư là lĩnh vực đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến. Mặc dù Việt Nam và Peru có sự cách biệt về địa lý, nhưng cả hai đều là những nền kinh tế năng động và đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều cơ hội hợp tác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều năm 2023 đạt 486 triệu USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Peru 439 triệu USD, nhập khẩu từ Peru đạt 47 triệu USD.

Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 389,69 triệu USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Peru đạt 336,99 triệu USD; nhập khẩu từ Peru đạt 52,69 triệu USD, tăng 42,4%. Peru hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh.

Việt Nam xuất khẩu thiết bị điện tử và giày dép sang Peru, trong khi Peru xuất sang Việt Nam nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm kẽm, bột cá, gỗ, hải sản, hạt diêm mạch, hạt chia và quả nho tươi. Quan hệ thương mại Việt Nam-Peru mang tính tương hỗ, ở đó mỗi nước tận dụng thế mạnh sản xuất của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường của nước kia.

Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước là rất lớn. Chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trực tiếp hơn nữa, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, hạ tầng, viễn thông và dầu khí.

Nông nghiệp là một lĩnh vực có tiềm năng hợp tác đặc biệt mạnh mẽ. Việt Nam và Peru đều là những quốc gia nông nghiệp lớn, và hợp tác trong ngành này có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.

Peru là một quốc gia có sản lượng nông sản phong phú, đặc biệt là các sản phẩm như quinoa, khoai tây, và trái cây nhiệt đới. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất gạo, cà phê, hạt tiêu, và các loại nông sản khác. Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi về công nghệ chế biến thực phẩm và bảo quản nông sản, nhằm giúp hai bên nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm của mình.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Peru.

Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Peru, chủ yếu là cà phê, gạo, và các sản phẩm chế biến từ nông sản. Trong khi đó, Peru cũng đang tìm kiếm các cơ hội để xuất khẩu nông sản của mình sang Việt Nam và các nước ASEAN.

Du lịch là một trong những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam-Peru. Mặc dù hai quốc gia cách xa nhau về mặt địa lý, nhưng sự quan tâm đối với văn hóa và du lịch giữa hai dân tộc đang ngày càng gia tăng.

Một số điểm du lịch nổi bật của Peru có thể kể đến như Machu Picchu, Cusco và Amazon, đang thu hút sự chú ý của du khách Việt Nam. Ngược lại, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, như Hội An, Nha Trang và Hạ Long, cũng đang thu hút sự quan tâm của người dân Peru.

Để thúc đẩy sự giao lưu du lịch giữa hai nước, chúng tôi hy vọng có thể thiết lập các chuyến bay trực tiếp và tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch.

Trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, bao gồm các hội thảo, triển lãm và các chương trình giao lưu văn hóa.

Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ chế biến thực phẩm và năng lượng tái tạo. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đẩy mạnh các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, tạo ra những cơ hội giao lưu và kết nối giữa các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng.

Xin cảm ơn Đại sứ!

"Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc quan trọng, phản ánh sự phát triển tích cực của mối quan hệ song phương từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, và là cơ hội lịch sử để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước". (Đại sứ Bùi Văn Nghị)
Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Bitel, công ty của Tập đoàn Viettel, năm nay vừa kỷ niệm 10 năm thành lập tại Peru, đánh dấu một thập niên đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp kỹ thuật số sở tại. (Nguồn: Viettel)
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu ...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam Patricia Ráez Portocarrero đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm của Chủ tịch nước ...

Chủ tịch nước Lương Cường gặp riêng và hội đàm Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Chủ tịch nước Lương Cường gặp riêng và hội đàm Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Sáng ngày 11/11, tại Phủ Tổng thống, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp riêng và ...

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile

Tối 11/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ...

Việt Nam là cầu nối giúp Chile tiếp cận với thị trường châu Á

Việt Nam là cầu nối giúp Chile tiếp cận với thị trường châu Á

Trưa 11/11 theo giờ địa phương, sau khi kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric đã có ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động