Nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh rằng chính sách thu hút FDI cần thay đổi. (Nguồn: VnEconomy) |
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam không thể trở thành nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ vì tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ hay tài nguyên. Đây là điều rất đau khi đề cập đến.
"Các doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là một đất nước của khởi nghiệp, sáng tạo. Dòng vốn FDI hấp thụ vào nền kinh tế nội địa không thể như việc nhận viện trợ được, các doanh nghiệp đến và phải hợp tác cụ thể hơn với nền kinh tế Việt Nam", ông Lộc khẳng định.
Việt Nam mong muốn doanh nghiệp FDI tới để hợp tác chứ không phải vào để xây dựng mô hình khép kín trong nền kinh tế Việt Nam như những ốc đảo. Đến ngay cả suất ăn công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang doanh nghiệp vừa vào nhỏ của họ vào để làm, cung cấp cho các dây chuyền sản xuất FDI. Họ không sử dụng cũng như hợp tác với các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam.
Trong khi đó, thế giới đã khác, khái niệm “hội nhập và tự do” được thay bằng “hội nhập, tự do và công bằng”. Sự công bằng là rất quan trọng. Chủ nghĩa dân tộc cũng đang trỗi dậy ở mỗi quốc gia, yêu cầu về tăng tính tự cường của mọi nền kinh tế đều được đẩy mạnh. Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải đẩy mạnh điều này. Còn hiện nay, kinh tế Việt Nam đang dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
“Nếu Việt Nam không sử dụng khu vực FDI như một động lực để giúp chúng ta đổi mới công nghệ, thì quá trình phát triển dòng vốn đầu tư nước ngoài không lan tỏa, không liên kết với nền kinh tế nội địa. Từ đây, chúng ta sẽ không thể nào phát triển được cộng đồng doanh nghiệp”, ông Lộc nói.
Ông Lộc nhấn mạnh rằng chính sách thu hút đầu tư cần thay đổi. "Việt Nam đã có Nghị quyết 50 về hợp tác, đầu tư nước ngoài thì lúc này phải có thêm bộ lọc FDI. Nhà chức trách đề ra những tiêu chuẩn, quy định để giới doanh nghiệp FDI khi hoạt động tại Việt Nam phải gắn kết chặt với nền kinh tế trong nước", ông nói.
“Nếu Việt Nam không sử dụng khu vực FDI như một động lực để giúp chúng ta đổi mới công nghệ, thì quá trình phát triển dòng vốn đầu tư nước ngoài không lan tỏa, không liên kết với nền kinh tế nội địa. Từ đây, chúng ta sẽ không thể nào phát triển được cộng đồng doanh nghiệp”.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được nâng cấp về hệ thống quản trị, nâng cấp kỹ năng người lao động Việt Nam để có thể hợp tác một cách bình đẳng, cùng có lợi với doanh nghiệp FDI. Đây là việc rất quan trọng, không thể biến nền kinh tế Việt Nam là không gian cho giới đầu tư nước ngoài đến khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên phải chấp nhận lép vế trước FDI. Dẫu vậy, để một nền kinh tế có thể trường tồn, đừng “khởi nghiệp” nữa mà hãy “kiến thiết”. Công cuộc kiến thiết có thể do giới doanh nhân thực hiện và họ phải có trách nhiệm với thị trường gần 100 triệu dân trong nước.
“Phải có trách nhiệm để kinh tế phát triển chứ không thể để như thị trường vốn hiện nay. Thị trường bị méo mó, từ bản chất kênh dẫn vốn đang bị giờ chứng khoán hóa. Trong khi vốn là kênh quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể ra biển lớn”, Chủ tịch TTC nêu ví dụ.
| Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng hơn 17% so với năm 2021 Theo thống kê của Bộ Công Thương, 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so ... |
| Xuất siêu 7 tháng vọt lên 1,08 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt 433,6 tỷ USD, xuất ... |
| Tiếp tục thúc đẩy đầu tư Thái Lan vào Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 Ngày 26/7, Đại sứ Phan Chí Thành tham dự và phát biểu tại sự kiện gặp gỡ đoàn doanh nghiệp Thái Lan chuẩn bị vào ... |
| SCG được vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam Lần đầu tiên SCG được vinh danh trong top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam năm 2021-2022 tại Lễ trao giải Rồng ... |
| Cơ chế siêu ưu đãi thuế cho dự án tầm cỡ 'đại bàng' Các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; thời gian miễn ... |