TIN LIÊN QUAN | |
Cuối tháng 8 sẽ biết cá biển miền Trung an toàn mức nào | |
Thực trạng mỡ bẩn, thịt ôi thiu vẫn nhức nhối |
Gian hàng rau, củ, quả của Vingroup. (Nguồn: Vietq) |
Để có thể vượt qua những khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, bằng cách là có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp phân phối để có thể đưa thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.
Vấn nạn thực phẩm không an toàn
Thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 10% dân số thế giới bị ngộ độc do ăn thức ăn nhiễm độc, trong số đó có hàng trăm nghìn người bị chết vì nguyên nhân thực phẩm không an toàn.
Theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm với các sản phẩm có nguy cơ rủi ro cao, nhiều bức xúc như: thịt, rau, thuỷ sản nuôi, trồng, tỷ lệ mẫu vi phạm có giảm, có chuyển biến nhưng kết quả không đạt vẫn còn cao. Kết quả giám sát trong 2 quý đầu năm 2016 cho thấy: Rau có 4,2% vi phạm, trong đó thuốc bảo vệ thực vật chiếm 3,98%; thịt có 10,93%, trong đó vi sinh chiếm 9,7%, hóa chất, kháng sinh, chất cấm, kim loại nặng chiếm 1,3%; thủy sản nuôi có 1,61%, trong đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấm chiếm 1,41%.
Việc dùng thực phẩm có chứa chất cấm, hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản, sản xuất thực phẩm có thể gây mất an toàn cho sức khỏe. Ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối bị khú gây ra nhiều chất độc hại, hay tiếp xúc với các chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng có thể gây ra ung thư.
Theo tính toán của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam thì cứ 10 người ung thư có gần 4 người do ăn phải thực phẩm không an toàn và có 3 ca là do thuốc lá gây nên. Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Bá Đức cho rằng, thuốc lá là cái có thể nhìn thấy để tránh, còn thực phẩm rất đa dạng, không thể tránh hết được. Khi ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư hoá chất sẽ không bị ung thư ngay, nhưng tích tụ trong cơ thể, đến thời điểm nhất định sẽ trở thành tác nhân gây ung thư. Điều này rất nguy hại bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe nòi giống của người Việt sau này.
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ; quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nhận thức, ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất còn nhiều hạn chế; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Để kiểm soát tốt an toàn thực phẩm trong tương lai, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người dân, cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm sạch. Muốn vậy cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối để đưa được thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng.
Liên kết để chia sẻ lợi ích và trách nhiệm
Trước yêu cầu nguồn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sản xuất, có không ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư lâu dài với người sản xuất để tạo tập quán sản xuất cho chất lượng ổn định. Để tạo nên sức bật lâu dài, cũng đã có nhiều doanh nghiệp bắt tay với nông dân làm ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có thể phục vụ xuất khẩu.
Hai tiêu chuẩn chất lượng đặt ra cho các mặt hàng nông sản Việt Nam hiện nay là VietGap và GlobalGap. Khi các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận và sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng VietGap và GlobalGap thì sẽ tăng niềm tin trong sự lựa chọn của người tiêu dùng, giá bán sản phẩm cũng cao hơn và hiệu quả sản xuất cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, sản phẩm đạt chất lượng theo GlobalGap có phần khó khăn và ngặt nghèo hơn so với tập quán sản xuất lâu nay của người nông dân. Nhưng cũng đã có nhiều hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long không quản khó khăn vượt qua 252 tiêu chí; trong đó có 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, các tiêu chí còn lại tuân thủ 95% để sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước. Ngoài ra, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại sản phẩm hoa màu, cây ăn trái cũng đã đi theo hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, phục vụ nhu cầu thiết yếu của thị trường. Điển hình như các hộ sản xuất hoa màu tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) hiện đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap để cung cấp cho các hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu resort,…
Để doanh nghiệp liên kết với cơ sở sản xuất thành công, thì 2 bên phải hiểu nhau, đoàn kết hướng đến thị trường, đến người tiêu dùng. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo chất lượng, an toàn, doanh nghiệp mới có thể tiến hành liên kết tiêu thụ. Hiện nay, trước yêu cầu hội nhập sâu vào quốc tế, thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng là hướng chủ đạo của nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Chính vì thế, việc thúc đẩy, mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản không chỉ có nhu cầu từ phía nông dân, cơ sở sản xuất mà còn từ doanh nghiệp.
Khi tiến hành đầu tư và liên kết với nông dân, chấp nhận thu mua giá cao hơn thị trường cũng có nghĩa doanh nghiệp phải có một phương án kinh doanh khác biệt, đó là thay vì bán với số lượng lớn, giá buôn, thì doanh nghiệp phải tìm đầu ra với giá lẻ mới đảm bảo nguồn thu để liên kết lâu dài. Trong đó, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải sâu sát với thực tế. Dù khó khăn trước mắt, nhưng chỉ cần những nông dân có đủ nhiệt huyết theo đuổi phương thức sản xuất mới, an toàn, hiệu quả với môi trường để tạo ra những sản phẩm sạch, thì doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành và liên kết.
Sự liên kết này cũng nhằm mục đích giúp cho nông dân phải thay đổi ý thức canh tác, từ đó mới tạo được lòng tin vững chắc với người tiêu dùng trong nước. Có thế, việc hướng đến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, chiếm được lòng tin với người tiêu dùng quốc tế cũng sẽ dễ dàng hơn. Khi có sản phẩm an toàn cho tiêu dùng, người nông dân sẽ đứng vững trên chính mảnh ruộng sản xuất của mình để phát triển bền vững.
Đề nghị giám sát về môi trường biển liên quan đến Formosa Tiếp tục chương trình làm việc sáng 25/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình về dự kiến Chương ... |
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn có thể bị phạt đến 100 triệu Đồng Theo Nghị định số 178 và Nghị định số 185 của Chính phủ, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với việc sản xuất, ... |
ARAC - Lời cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của ASEAN Tháng 3 vừa qua, Trung tâm đánh giá nguy cơ ASEAN về an toàn thực phẩm (ARAC) đã chính thức được khánh thành tại thành ... |