TIN LIÊN QUAN | |
HĐBA lo ngại về tình hình an ninh ở Tây Phi | |
Những đứa trẻ Tây Phi thoát khỏi cuộc sống nô lệ |
Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi chủ yếu tập trung ở Bắc Phi, Nam Phi và Đông Phi, tuy nhiên gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng tiếp cận với các nước Tây Phi và tranh giành cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp Pháp tại những nơi trước kia là thuộc địa của Pháp.
Những bước tiến lớn
Khi Abidjan, thủ đô kinh tế của Bờ Biển Ngà mời thầu xây dựng một cây cầu vượt sông, trong số 18 doanh nghiệp tham gia đấu thầu có tới 10 doanh nghiệp Trung Quốc hoặc các công ty có cổ phẩn sở hữu của Trung Quốc. Kết quả đấu thầu đã được công bố vào tháng 5/2018 và bên thắng thầu là Tổng công ty Xây dựng công trình Trung Quốc.
Ở các nước Tây Phi vốn là thuộc địa của Pháp, các doanh nghiệp Trung Quốc đã có những bước tiến lớn, thường xuyên vượt mặt các doanh nghiệp Pháp trong việc tranh giành các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.
Dominique Banny, giám đốc điều hành (CEO) một ngân hàng lớn ở châu Phi, cho biết: “Các doanh nghiệp Trung Quốc đến các khu vực thuộc cộng đồng Pháp ngữ ở châu Phi tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án ngày càng nhiều, cứ khoảng 2 tháng lại có một phái đoàn doanh nghiệp đến đây”.
Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), các khoản cho vay của Trung Quốc đối với Bờ Biển Ngà từ năm 2010 đến 2015 đã tăng 1.400% lên 2,5 tỷ USD, trong khi khoản cho vay đối với Senegal – một nước Tây Phi khác - cũng tăng 1.268% lên gần 1,4 tỷ USD.
Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu tập trung vào Bờ Biển Ngà, bởi quốc gia này trước kia bất ổn về chính trị nên đã bị bỏ lỡ khỏi làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi, cho đến khi chính phủ mới lên nắm quyền vào năm 2011, kinh tế Bờ Biển Ngà mới "cất cánh", thu hút rất nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Trạm thủy điện Soubre. (Nguồn: Bloomberg) |
Các dự án đầu tư trước đây của các công ty doanh nghiệp Trung Quốc ở một số nước châu Phi bị cáo buộc sử dụng gần như toàn bộ nguồn nguyên vật liệu và lao động từ Trung Quốc, tạo ra rất ít việc làm và cơ hội kinh doanh cho châu Phi. Vì vậy, khi Bờ Biển Ngà giao dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của trạm thủy điện Soubre (trạm thủy điện đầu tiên kể từ mấy chục năm qua) cho Tập đoàn Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Trung Quốc (Sinohydro Group Ltd.), đã quy định ngôn ngữ làm việc bắt buộc là tiếng Pháp, lao động Trung Quốc chỉ có thể chiếm tối đa 20% tổng số lao động, các nguyên vật liệu xây dựng như xi măng phải mua tại địa phương.
Trạm thủy điện Soubre hoàn thành công tác xây dựng trước thời hạn 8 tháng và đi vào hoạt động từ tháng 11/2017, với công suất phát điện lên tới 275 Megawatt, sẽ giúp Bờ Biển Ngà trở thành một nước xuất khẩu điện chủ yếu ở khu vực này. Tổng vốn đầu tư của trạm thủy điện này vào khoảng 570 triệu USD, trong đó 85% do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay, 15% do Chính phủ Bờ Biển Ngà bỏ vốn đầu tư.
Phá vỡ sự độc quyền của doanh nghiệp Pháp
Hiện nay, Pháp vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Bờ Biển Ngà, tuy nhiên, mảnh đất làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Bờ Biển Ngà đang dần mở rộng. Ngoài việc xây dựng các trạm thủy điện và cầu vượt sông, các doanh nghiệp Trung Quốc còn thắng thầu các dự án xây dựng sân bóng đá, công trình các điểm uống nước sạch công cộng, đường ven biển và mở rộng các hải cảng.
Các doanh nghiệp Trung Quốc còn phá vỡ sự độc quyền của các doanh nghiệp Pháp trong nhiều lĩnh khác. Hãng truyền hình số vệ tinh StarTimes có trụ sở chính ở Bắc Kinh đã thúc đẩy dịch vụ truyền hình trả tiền tại Bờ Biển Ngà từ hai năm trước, cho đến nay đã thu hút được 100.000 thuê bao, khiến Kênh truyền hình trả tiền Canal+ của Pháp vốn độc quyền tại thị trường Bờ Biển Ngà thất thu mạnh.
Tại Senegal, nước cũng từng là thuộc địa của Pháp, các công ty Trung Quốc hiện đang khởi công xây dựng Tòa nhà Bộ Ngoại giao Senegal, các khu công nghiệp, cũng như sửa chữa hệ thống đường sắt và các con đập của địa phương.
Giáo sư Thierry Pairault, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc của Học viện nghiên cứu cao cấp về Khoa học-Xã hội có đặt tại Paris, cho rằng đầu tư của Trung Quốc đã giúp các nước châu Phi được hưởng một loạt dịch vụ trước đây chưa từng có, điều này đã khiến suy nghĩ lãnh đạo của các nước châu Phi thay đổi lớn. Ông chỉ rõ: “Họ nhận thấy mình có thể tạo ra một tương lai không nhất thiết phải dính dáng đến lịch sử thuộc địa”.
Tăng cường hợp tác với Senegal – cửa ngõ của Tây Phi Sáng 9/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam đã tiếp xã giao ông Cheikh Niang, Đại sứ Senegal tại Nhật ... |
Tây Phi kêu gọi viện trợ sau đại dịch Ebola Ngày 3/3, tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức hội nghị quốc tế về phòng chống dịch bệnh Ebola với sự tham ... |
"Nô lệ tế thần" ở Ghana Hàng trăm năm nay ở vùng Volta của Ghana (Tây Phi) vẫn tồn tại tập tục dâng nạp Trokosi (tiếng Ghana là “nô lệ của ... |