Nhỏ Bình thường Lớn

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.
Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên
Toàn cảnh workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" ngày 3/11. (Nguồn: Đại học Văn Lang)

Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5 năm đầu, có hơn 95% số doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn cầu phải đóng cửa vì nhiều lý do. Để tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Đại học Văn Lang) tổ chức workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu", thu hút hơn 2.000 sinh viên toàn trường tham dự.

Thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành công, lãnh đạo công ty danh tiếng, từ đó tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm quý giá và rút ra những bài học thực tiễn, ý nghĩa cho hành trình khởi nghiệp của mình.

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và giáo dục, PGS.TS Trần Hữu Đức, co-founder BCC và Better Living, cho biết Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhưng trong 5 năm từ lúc khởi nghiệp, có đến 95-97% doanh nghiệp "rơi rụng".

Ông Đức nói đầu tiên phải khởi đầu từ địa phương gồm các yếu tố như địa lý, bản thân, thời cuộc khi khởi nghiệp.

"Chúng ta khởi đầu nhỏ với tầm nhìn toàn cầu. Muốn tư duy toàn cầu đừng quên gốc gác của mình, rồi bên trong mình có những gì như đam mê, năng khiếu, giá trị. Sau đó mới đến sức trẻ, chương trình học, công nghệ và thông tin, các dự án thi khởi nghiệp", ông Đức nói.

Kể về 4 lần khởi nghiệp đầy chông gai của mình, ông Nguyễn Trung Dũng - Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods hồi tưởng, 28 tuổi, ông mở công ty thủ công mỹ nghệ. 31 tuổi, ông khởi nghiệp lần hai với số vốn âm. Năm 2007, ông khởi nghiệp lần ba ở tuổi 45 với tâm thế người có tiền, nhưng khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến ông trắng tay. Và ở tuổi 50 (năm 2012), ông lại khởi nghiệp lần bốn khi về nước sau 30 năm sống tại Ba Lan.

Lúc này, ông Dũng thành lập DH Foods với ước mơ gia vị đặc sản Việt sạch, không màu tổng hợp, không chất bảo quản nhân tạo. Hiện DH Foods xây dựng thành công thương hiệu gia vị đặc sản sạch, góp phần mang gia vị Việt ra thế giới.

Chia sẻ tại chương trình, CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English cho biết startup của anh có hai điểm mạnh nổi trội gồm hệ thống siêu công nghệ DOL SuperLMS và phương pháp tiếng Anh tư duy Linearthinking (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận năm 2019).

Xuất thân là cựu học sinh chuyên Toán Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Đình Lực từng nghiên cứu về phương pháp trên từ lớp 10 để giải quyết “bài toán” học dở tiếng Anh của chính mình.

Về cơ bản, phương pháp Linearthinking của Đình Lực kết hợp giữa 3 yếu tố là nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất lên ngôn ngữ thứ 2, ở đây là việc học tiếng Việt lên việc học tiếng Anh. Hai yếu tố còn lại là áp dụng kỹ thuật siêu trí nhớ và tư duy logic Toán học để luyện tiếng Anh.

Như cách học ngữ pháp, thay vì học rất nhiều công thức và giải bài bằng các mẹo dấu hiệu, anh "bày" cách lập sơ đồ tư duy và đơn giản hóa, cũng như áp dụng ngữ cảnh. Trong khi đó, cách triển khai tư duy từ tiếng Việt sang tiếng Anh sẽ giải những tình huống trước đây học viên từng e ngại, nhất là trong phần giao tiếp.

Khi đã học tốt tiếng Anh, Đình Lực quyết định mở lớp dạy thêm tiếng Anh thời đại học và cao học để kiếm thêm thu nhập, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình. Nhờ tính hiệu quả của phương pháp Linearthinking, số lượng học viên “truyền miệng” và ngày càng đông. Đó cũng là lý do anh từ chối suất học bổng Tiến sĩ tại Australia để khởi nghiệp Edtech vào năm 2017. Anh gọi đó là một quyết định "all-in", bỏ lại sau lưng tất cả cơ hội khác.

Trước Covid-19, anh chỉ có một trung tâm offline (trực tiếp) và đầu tư nhiều cho online (trực tuyến), bao gồm việc số hóa phần quản lý và phần học thuật. Và nhờ đi theo hướng edtech, startup của Đình Lực vượt qua được mùa dịch. Hiện hệ thống có 18 trung tâm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

"Để sẵn sàng thâm nhập thị trường toàn cầu, các startup Việt trong lĩnh vực công nghệ giáo dục cần chuẩn bị những lợi thế cạnh tranh thiết yếu. Đầu tiên là lợi thế về sản phẩm. Trong giáo dục, sự thành công của sản phẩm được quyết định bởi hiệu quả học tập của người dùng. Vì vậy, các startup công nghệ giáo dục cần đầu tư sâu vào nội dung, xây dựng phương pháp giảng dạy độc đáo và hiệu quả. Đồng thời, họ cần đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn để truyền tải các phương pháp này một cách tối ưu", anh Lực chia sẻ.

Yếu tố thứ hai, theo anh Lực là công nghệ. Khi sản phẩm của các startup giáo dục Việt Nam tiến vào thị trường nước ngoài, sản phẩm công nghệ cần có sự khác biệt và sáng tạo so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường quốc tế. Các thách thức về marketing, truyền thông, bán hàng, pháp lý và vận hành ở thị trường quốc tế có thể rất lớn.

"Tuy nhiên, nếu startup có ưu thế về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên và các tính năng công nghệ phục vụ học viên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể giúp startup giáo dục Việt Nam cạnh tranh hiệu quả khi mở rộng ra thị trường quốc tế", anh nói.

Nâng cao năng lực tiếng Anh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ

Nâng cao năng lực tiếng Anh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ

Ngày 17/8, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), phối hợp với Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công ...

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách với địa phương, doanh nghiệp

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách với địa phương, doanh nghiệp

Chiều 25/9, tại TP. Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024, Thủ ...

Tăng cường kết nối doanh nghiệp địa phương Việt Nam-Thái Lan

Tăng cường kết nối doanh nghiệp địa phương Việt Nam-Thái Lan

Sáng ngày 27/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh ...

Bang Queensland, Australia mong muốn thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và địa phương của Việt Nam

Bang Queensland, Australia mong muốn thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và địa phương của Việt Nam

Đại sứ Phạm Hùng Tâm đề nghị Hội đồng Kinh doanh Australia-Việt Nam, chi nhánh Queensland tiếp tục hợp tác và đẩy mạnh kết nối ...

Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Triển khai chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại nước ngoài (VPR) năm 2024, Bộ Ngoại giao phối hợp với hai Đại sứ ...