TP. Hồ Chí Minh chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10. (Nguồn: VNE) |
Cụ thể, tại khoản 1, điều 12, chương III về việc tổ chức thi tuyển lớp 10 THPT, Dự thảo quy định môn thi thứ 3 do Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong Chương trình GDPT cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản và được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc quyết định môn thi thứ 3 trong kỳ thi lớp 10, phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan tâm lý, quá trình ôn tập và việc lựa chọn môn ở cấp THPT của học sinh; căn cứ Chương trình GDPT 2018, cấp THPT có 6 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, lịch sử, trong đó môn ngoại ngữ bắt buộc học sinh phải học xuyên suốt từ năm lớp 3 đến hết lớp 12.
Các môn còn lại gồm nhóm khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh), lịch sử, địa lý, công nghệ và tin học khi lên THPT học sinh có thể không lựa chọn học trong suốt 3 năm học, do định hướng nghề nghiệp của các em. Vì vậy, việc lựa chọn ngẫu nhiên các môn ngoài toán, văn dẫn đến việc học sinh phải thi những môn không thuộc định hướng, từ đó gây ra "sốc" tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi cho các em.
Theo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, việc lựa chọn môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của tất cả học sinh do đặc điểm xuyên suốt trong Chương trình GDPT 2018. Đồng thời, việc lựa chọn môn ngoại ngữ đáp ứng đúng với mục tiêu mà Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận 91-KL/TW về việc đưa tiếng Anh từng bước trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học và hướng tới cho người học với xu hướng thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Sở GD&ĐT cũng góp ý nên cho phép mỗi địa phương được quyền quyết định thời điểm công bố điểm chuẩn dựa trên đặc điểm tuyển sinh của địa phương, đảm bảo quyền lợi thí sinh và phù hợp với lịch khai giảng của Bộ.
“Việc này nhằm mục tiêu giúp địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của khu vực. Tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường, nhiều loại hình cùng lúc, gây mất cân đối chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Tạo điều kiện cho các trường THPT chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự phù hợp với số lượng học sinh thực tế. Đảm bảo công bằng trong tuyển sinh và tối ưu hóa việc phân bổ học sinh theo đúng nguyện vọng và năng lực”, Sở này nêu.
Từ đó, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị việc ban hành một quy chế tuyển sinh THCS và THPT thống nhất trên toàn quốc là cần thiết. Quy chế này sẽ là cơ sở để các sở GD&ĐT xây dựng quy định tuyển sinh phù hợp với địa phương mình. Điều này giúp công tác tuyển sinh THCS và THPT ngày càng công khai, minh bạch và đáp ứng được yêu cầu của xã hội; đặc biệt trong năm học 2025-2026, năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 theo chương trình GDPT 2018.
| Lý do các trường đại học công lập 'nhạt' với phương thức xét tuyển học bạ Theo các chuyên gia, điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, khiến các trường đại học dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ. |
| Học sinh TP. Hồ Chí Minh nghỉ Tết Nguyên đán 11 ngày Hơn 1,7 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh nghỉ Tết Nguyên đán 2025 trong thời gian 11 ngày, từ 24 tháng Chạp đến hết ... |
| Sống 'phông bạt' ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời Lối sống phông bạt ảnh hướng sâu sắc đến tâm lý với sự phát triển bản thân của người trẻ nếu không nhận diện và ... |
| 10 đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng phát triển bền vững Theo bảng xếp hạng của Tổ chức xếp hạng QS, Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục đại học góp mặt, tăng 2 trường ... |
| 10 năm qua, tuyển sinh đại học đã thay đổi ra sao? Trong 10 năm qua, tuyển sinh đại học đã có nhiều đổi mới nhằm tạo thuận lợi cho các thí sinh. |