Lý do các trường đại học công lập 'nhạt' với phương thức xét tuyển học bạ

Theo các chuyên gia, điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, khiến các trường đại học dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Nhiều trường đại học "quay lưng" với xét tuyển học bạ.

Học bạ từng "lên ngôi"

Trong nhiều năm qua, xét tuyển học bạ là 1 phương thức tuyển sinh của nhiều trường đại học. Chỉ riêng năm 2024 có hàng trăm trường đại học xét tuyển học bạ, kể cả những trường hàng đầu như: Ngoại thương, Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Luật TP. Hồ Chí Minh, Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP. Hồ Chí Minh…

Tiêu chí xét học bạ chủ yếu là điểm 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12), điểm lớp 11 và lớp 12 hoặc điểm 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Hiếm hoi lắm mới có trường sử dụng điểm 6 học kỳ hoặc điểm học bạ chỉ là một tiêu chí xét kết hợp với phương thức khác.

Về chỉ tiêu, đa số các trường đều dành trên 20% cho xét học bạ nhưng có trường dành tới 40% - 50% tổng chỉ tiêu. Có trường xét tuyển học bạ trong nhiều đợt.

Chưa tới mùa tuyển sinh 2025, nhưng nhiều trường đại học công lập tuyên bố bỏ hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ như: ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công thương, ĐH Nha Trang…

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh - Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh, cho rằng nhiều trường đại học công lập "quay lưng" với xét học bạ là do điểm học bạ giữa các trường THPT có sự chênh lệch đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác năng lực thí sinh. Sử dụng học bạ làm tiêu chí xét tuyển có thể gây ra sự thiếu công bằng giữa các thí sinh.

Mặt khác các trường muốn giảm thiểu gian lận và làm đẹp điểm số. “Nhiều trường đại học cho rằng việc sử dụng học bạ trong xét tuyển có thể dẫn đến tình trạng gian lận hoặc làm đẹp điểm số, ảnh hưởng đến tính minh bạch trong tuyển sinh”, ông Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Sơn, việc xét tuyển bằng học bạ khiến học sinh chủ quan, chểnh mảng trong học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT, ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy, nhiều trường đại học đã chuyển sang các phương thức xét tuyển khác như sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hoặc kết hợp nhiều tiêu chí để đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh.

Theo PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo - Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2025, trên góc độ mốc thời gian, với yêu cầu (dự kiến) dùng đủ kết quả học tập cả năm lớp 12 sẽ rất trễ để các trường xét tuyển, rất sát với kỳ thi tốt nghiệp THPT, khả năng không tạo sự hấp dẫn nhiều. Chưa kể, thời điểm học xong và có kết quả học lớp 12, học sinh đang tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT, không nên bị phân tâm về thủ tục giấy tờ đăng ký tuyển sinh.

Quay lưng với học bạ vì... quá ảo

PGS. Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, cho rằng nhiều trường đại học đang “quay xe” với tuyển sinh học bạ vì có nhiều yếu tố mà “cay đắng trải qua rồi mới nhận ra”.

Yếu tố thứ nhất, theo ông Dũng, tuyển sinh theo phương thức học bạ không đảm bảo được chất lượng đầu vào. Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy có sự chênh lệch điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ khá lớn.

“Ban đầu việc xét học bạ khá tốt, nhưng sau 1-2 năm triển khai, các trường phổ thông đã tìm cách nâng điểm cho học sinh của mình để các em trúng tuyển vào đại học. Thậm chí có trường có hai bảng điểm, một bảng điểm thật để học sinh biết được trình độ mình, trong khi bảng điểm ghi vào học bạ thì được cộng thêm để các em xét tuyển”, ông Dũng nói. Đồng thời, ông Dũng cho rằng, điều này làm cho chất lượng đầu vào đại học kém.

Sinh viên trúng tuyển học bạ không theo kịp sinh viên trúng tuyển điểm thi. Chênh lệch về trình độ khiến việc giảng dạy khó khăn. Nếu ra đề khó cho thí sinh giỏi thì không phù hợp với thí sinh xét bằng học bạ. Sau 1-2 năm sinh viên bắt đầu rơi rụng, ảnh hưởng tới nguồn thu của trường đại học. Những trường coi trọng chất lượng đào tạo thì xét tuyển học bạ không còn phù hợp.

Yếu tố thứ hai là Bộ GD&ĐT không có phần mềm lọc ảo cho xét tuyển sớm, vì vậy khi xét học bạ các trường gọi 200%-300% chỉ tiêu.

“Có trường gọi tới 8.000-9.000 thí sinh nhưng chỉ có hơn 1.000 thí sinh nhập học. Một thí sinh có thể nộp xét tuyển học bạ tới 10 trường và trúng tuyển. Các trường đại học không biết thí sinh đấy trúng tuyển trường nào, đẩy lượng ảo rất cao. Lượng gọi dự phòng trúng tuyển học bạ cao, thậm chí 'gọi lố' đã làm giảm chỉ tiêu xét từ thi tốt nghiệp, vô hình trung tạo sự bất công rất lớn cho vùng sâu, vùng xa vì các em không xét tuyển sớm mà chỉ căn cứ vào kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển”, ông Dũng cho hay.

Ông Dũng cho rằng, từ năm 2025, Bộ GD&ĐT dự kiến siết chỉ có 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, nên buộc các trường phải bỏ xét tuyển học bạ vì số lượng này không nhiều.

Cần quy định cụ thể trong dạy thêm, học thêm

Cần quy định cụ thể trong dạy thêm, học thêm

Theo giới chuyên gia, các lớp học thêm cần được tổ chức theo một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, tránh tình trạng dạy thêm ...

Mức lương của giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Mức lương của giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Lương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.

Lý do các trường đại học lớn không xét tuyển học bạ

Lý do các trường đại học lớn không xét tuyển học bạ

Hiện nay, nhiều trường đại học "nói không" với xét tuyển học bạ, bỏ hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển với phương thức này từ ...

Để dạy thêm, học thêm không bị biến tướng và học sinh không trở thành 'cỗ máy học'

Để dạy thêm, học thêm không bị biến tướng và học sinh không trở thành 'cỗ máy học'

Dạy thêm, học thêm cần hướng đến việc giúp học sinh có khả năng tự học và tự giải quyết các vấn đề trong cuộc ...

(theo Vietnamnet)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (12/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Quảng Trị đến Khánh Hòa cục bộ mưa rất to; Nam Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (12/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Quảng Trị đến Khánh Hòa cục bộ mưa rất to; Nam Bộ mưa rào rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (12/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ kết nối giữa các địa phương với các đối tác quốc tế, trong đó có Khánh Hòa và nhà đầu tư Trung Quốc

Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ kết nối giữa các địa phương với các đối tác quốc tế, trong đó có Khánh Hòa và nhà đầu tư Trung Quốc

Kết nối doanh nghiệp Khánh Hòa-Trung Quốc năm 2024 nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác về du lịch, thương mại...
Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho rằng, cả Nga và Ukraine đều chịu những tổn thất mà không ai có thể tin được trong xung đột.
Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam rất đặc biệt vì hai nước có quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài, năm 2025 sẽ tròn 75 ...
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 12/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 12/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 12/12/2024.
Việt Nam cam kết mạnh mẽ đóng góp vào nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đóng góp vào nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đánh giá cao vai trò và hiệu quả thiết thực của CERF trong việc hỗ trợ nhiều nước ứng phó với khủng hoảng ...
Australia tăng cường nỗ lực tìm hiểu, bảo tồn động vật không xương sống

Australia tăng cường nỗ lực tìm hiểu, bảo tồn động vật không xương sống

Hơn 9.000 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu đến định cư tại đây vào năm 1788.
Quy định về cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định về cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Ngày 15/11, Bộ GTVT ban hành Thông tư 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp ...
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Gặp gỡ thường niên khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới.
Sống xanh từ hành động nhỏ

Sống xanh từ hành động nhỏ

Baoquocte.vn. Khuyến khích lối sống xanh thông qua những câu chuyện về những thay đổi nhỏ hằng ngày có thể tạo ra tác động đáng kể đến môi trường.
Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, không xác thực sinh trắc học thì có rút tiền ATM/chuyển khoản được không? Xác thực sinh trắc học như thế nào?
Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1/1/2025

Tại Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 15/11/2024, đã chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025 và áp dụng trong 01 năm.
Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân trong nước ấm đúng cách

Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân trong nước ấm đúng cách

Thêm muối khoáng Epsom, vài giọt tinh dầu hay sử dụng nước 40 độ C sẽ khiến việc ngâm chân trở nên thư giãn và hiệu quả hơn.
Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Cá béo, quả mọng, rau lá xanh hay dầu ô liu... nên được thêm vào chế độ ăn để giảm tình trạng viêm do thời tiết lạnh mùa Đông.
Ba nguồn protein thực vật giúp ngăn ngừa hình thành mỡ nội tạng

Ba nguồn protein thực vật giúp ngăn ngừa hình thành mỡ nội tạng

Thường xuyên ăn củ cải, kiwi, tảo bẹ giúp tăng cường quá trình đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, giảm tích trữ mỡ nội tạng hiệu quả.
Phát hiệu u não sau khi đau dầu dai dẳng và mất thị lực

Phát hiệu u não sau khi đau dầu dai dẳng và mất thị lực

Tia Bradbury bị đau đầu dữ dội nhưng không phát hiện ra bệnh gì bất thường, nhưng nửa năm sau, phát hiện ra đó là triệu chứng của khối u não.
Chocolate đen: Thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Chocolate đen: Thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Chất flavonoid trong chocolate đen có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ cải thiện cách cơ thể con người phản ứng với insulin.
Những tác dụng phụ không mong muốn nếu ăn quá nhiều đu đủ

Những tác dụng phụ không mong muốn nếu ăn quá nhiều đu đủ

Đu đủ là trái cây bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều có thể gây vấn đề tiêu hóa, dị ứng, làm hạ đường huyết hoặc tương tác với các loại thuốc.
Phiên bản di động