Độc đáo và náo nhiệt Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan

Hoàng Trung Hiếu
Mỗi nước trên thế giới đều có riêng một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc để chào mừng năm mới. Với Thái Lan, đó là lễ hội té nước Songkran truyền thống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Songkran: Từ lễ hội cổ xưa đến di sản văn hóa UNESCO
Lễ hội té nước Songkran có nguồn gốc từ thời cổ xưa. (Nguồn: Bangkok Post)

Songkran được tổ chức để đánh dấu năm mới truyền thống của Thái Lan, với phong tục té nước, tượng trưng cho sự thanh tẩy và thanh lọc.

UNESCO đã công bố quyết định công nhận lễ hội Songkran là Di sản văn hóa UNESCO vào chiều 13/12/2023, ngay sau đó các hoạt động kỷ niệm sự kiện vinh dự này được tổ chức tại Bangkok bắt đầu từ 14/12.

Songkran được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15/4 hàng năm để đánh dấu năm mới truyền thống của người Thái. Lễ hội được biết đến với truyền thống té nước, tượng trưng cho sự thanh tẩy và thanh lọc. Songkran cũng là dịp để tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi, cúng dường cho các nhà sư, thưởng thức ẩm thực và âm nhạc truyền thống của Thái Lan.

Năm tới, chính phủ Thái Lan có kế hoạch kéo dài lễ kỷ niệm trong suốt tháng 4 để quảng bá lễ hội như một “sức mạnh mềm” của Thái Lan.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan phụ trách tiếp thị và truyền thông, ông Chattan Kunjara Na Ayudhya cho biết Thái Lan đang tập trung quảng bá những “sức mạnh mềm” tạm gọi là “5F”, bao gồm: Fight (Võ thuật), Food (Ẩm thực), Festival (Lễ hội), Fashion (Thời trang) và Film (Phim).

Lễ hội cổ xưa

Songkran có một quá khứ đầy màu sắc mà một số học giả tin rằng bắt nguồn từ một lễ hội cổ xưa của người Hindu đánh dấu mùa thu hoạch và sự bắt đầu của năm mới.

Yếu tố nước, có ý nghĩa quan trọng trong cả Ấn Độ giáo và Phật giáo, đóng vai trò trung tâm trong các nghi lễ như hiến tế các vị thần, và nước là biểu tượng cho sự rửa sạch tội lỗi.

Lễ hội này được Vương quốc Khmer, từng cai trị một phần đất nước Thái Lan ngày nay, thực hiện từ khoảng thế kỷ thứ XI. Họ gọi nó là “Sangkran” hay “Songkran”, bắt nguồn từ từ tiếng Phạn “saṃkrānti”, có nghĩa là “đoạn chiêm tinh”.

Theo Âm lịch truyền thống của Thái Lan, ngày trăng non đầu tiên của tháng thứ 5 được coi là ngày đầu năm mới. Nó thường rơi vào ngày 13/4 dương lịch.

Người Thái từng coi Songkran là ngày đầu năm cho đến năm 1889, khi vua Chulalongkorn (Rama V) chuyển ngày đầu năm sang ngày 1/4. Năm 1941, ngày đầu tiên trong năm được chính phủ của Nguyên soái Plaek Phibunsongkhram chuyển sang ngày 1/1, để phù hợp với ngày lễ Gregorian của phương Tây.

Năm mới truyền thống (theo Âm lịch) của Thái Lan chuyển sang ngày 13/4, được tổ chức bằng kỳ nghỉ Songkran kéo dài ba ngày.

Dưới thời đế chế Khmer, người ta tắm trong lễ Songkran vì họ tin rằng nó giúp tẩy sạch linh hồn khỏi nghiệp xấu và giải thoát linh hồn tổ tiên đã khuất để họ trở về quê hương.

Khi Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh mẽ ở Thái Lan, Songkran đã có những thay đổi.

Trọng tâm của lễ hội này chuyển sang hướng tới việc tạo công đức, với việc mọi người dâng cúng thức ăn cho các nhà sư tại các ngôi chùa. Truyền thống này, được gọi là “tam bun”, vẫn là một phần thiết yếu của lễ đón năm mới truyền thống ngày nay.

Vào thời Vương quốc Ayutthaya (1350-1767), Songkran đã trở thành một nghi lễ hoàng gia cầu kỳ.

Nhà vua dẫn đầu đám rước, dâng lễ vật lên cho các tượng Phật và tham gia nghi lễ “tắm Phật”. Không có hoạt động té nước diễn ra trong những ngày đó.

Nghi thức tắm rửa tượng Phật vẫn được thực hiện rộng rãi đến ngày nay.

Mặc dù Thái Lan đã tổ chức Ngày đầu năm mới theo lịch quốc tế trong hơn 80 năm qua nhưng Ngày Songkran vẫn là lễ hội quan trọng hơn đối với hầu hết người Thái.

Hàng triệu người đang học tập hoặc làm việc xa nhà tận dụng cơ hội có kỳ nghỉ ba ngày để về nhà với gia đình. Do đó, ngày 14/4 còn được họ gọi là Ngày Gia đình. Chính phủ thường kéo dài thời gian nghỉ lễ thêm một hoặc hai ngày, tạo ra kỳ nghỉ cuối tuần dài để thúc đẩy du lịch.

Songkran: Từ lễ hội cổ xưa đến di sản văn hóa UNESCO
Songkran mang lại niềm vui cho mọi người, cả dân địa phương và du khách. (Nguồn: Bangkok Post)

"Cuộc chiến té nước"

Té nước là hoạt động tâm điểm tại lễ hội Songkran ngày nay, với những khẩu súng phun nước đủ hình dạng và kích cỡ bán đầy các cửa hàng. Lễ hội Songkran thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Du khách quốc tế thoải mái tham gia và được người dân địa phương hồ hởi chào đón nhiệt tình.

Vì mọi người được tự do vui chơi trong những ngày này, ai cũng có tâm trạng vui vẻ. Xô, chậu, súng phun nước… tất cả đều được sử dụng để tạt nước vào nhau trong tiếng cười reo vui vẻ.

Tuy nhiên, nguồn gốc của truyền thống này vẫn còn là một bí ẩn. Học giả văn hóa Sujit Wongthet cho rằng các “cuộc chiến té nước” được khuyến khích và áp dụng trong thời hiện đại để thúc đẩy du lịch.

Ông lưu ý rằng một bài thơ về Songkran được viết dưới thời trị vì của Vua Rama III không đề cập việc té nước.

Một số học giả tin rằng việc té nước bắt đầu sau khi vua Chulalongkorn cho ăn mừng năm mới của Thái Lan vào năm 1989.

Ngày nay, Songkran là một lễ kỷ niệm sôi động về truyền thống, gia đình và cộng đồng mà ý nghĩa của nó đã được UNESCO công nhận.

Mọi người đến thăm các ngôi chùa, bố thí, rưới nước lên người lớn tuổi để thể hiện sự tôn kính và tham gia vào các trận chiến bắn súng nước vui vẻ tượng trưng cho sự thanh lọc và đổi mới.

Phần nhẹ nhàng hơn của lễ hội là người ta xức nước thơm vào tay cha mẹ, ông bà và người lớn tuổi để cầu xin phước lành cho năm mới.

Nhiều gia đình, nhất là các gia đình vùng Đông Bắc làm lễ cúng cho người thân hoặc tổ tiên đã khuất.

Chính quyền địa phương và các trung tâm mua sắm tạo ra những không gian rộng để công chúng tụ tập đổ nước thơm lên tượng Phật để cầu xin phước lành.

Tin liên quan
Trải nghiệm thú vị cưỡi voi, ngắm pháo đài cổ 400 tuổi ở Ấn Độ Trải nghiệm thú vị cưỡi voi, ngắm pháo đài cổ 400 tuổi ở Ấn Độ

Một số ngôi chùa mời những người thờ cúng mang cát vào khuôn viên để xây dựng các công trình trong tương lai. Nhiều Phật tử tin rằng việc này sẽ mang lại thịnh vượng, hy vọng tiền sẽ đổ vào túi họ tương ứng với số cát họ mang dâng cho nhà chùa.

Một hoạt động truyền thống khác trong dịp Songkran là thả phóng sinh động vật bị nuôi nhốt. Nhiều người phóng sinh cá và chim vào Ngày Songkran với hy vọng rằng hành động từ bi này sẽ quét sạch những điều xui xẻo của họ.

Hành trình của Songkran từ thời cổ đại đến thời hiện đại phản ánh lịch sử và văn hóa của Thái Lan, đan xen những phong tục cổ xưa, tín ngưỡng tôn giáo và niềm say mê cuộc sống. Lễ hội này là minh chứng cho sức mạnh lâu dài của truyền thống và là niềm vui kỷ niệm những khởi đầu mới.

Khi tham gia lễ hội té nước Songkran, du khách sẽ phải chịu cảnh “ướt sũng nước”. Hãy nhớ mua túi chống nước để bảo quản đồ dùng cá nhân, hoặc tốt nhất là bạn nên gửi lại đồ đạc trong khách sạn. Các đường phố lúc này biến thành một chiến trường đầy nước. Trước khi bạn kịp nhận ra chuyện gì đang xảy ra, bạn đã là “nạn nhân ướt sũng” rồi. Hãy nhớ mang theo súng phun nước và cùng tận hưởng niềm vui này nhé!

Bảo tàng Chăm: Điểm đến của du khách nước ngoài tại Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm: Điểm đến của du khách nước ngoài tại Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm - bảo tàng điêu khắc duy nhất trên thế giới về nền văn minh Chăm Pa - là một trong những tâm ...

Quyết liệt Hội vật ngày Xuân ở Bắc Ninh

Quyết liệt Hội vật ngày Xuân ở Bắc Ninh

Ngày 26/1, làng Trà Xuyên (phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh) tổ chức hội vật đầu xuân, thu hút đông đảo nhân dân địa ...

Bát Tràng - điểm đến thu hút du khách

Bát Tràng - điểm đến thu hút du khách

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, Bát Tràng là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, và là điểm đến ...

Chùa Một Cột - một kiến trúc Phật giáo độc đáo

Chùa Một Cột - một kiến trúc Phật giáo độc đáo

Một trong những biểu tượng của Hà Nội là chùa Một Cột. Tọa lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ ...

‘Thiên đường của các loài sen’ ở Thủ đô

‘Thiên đường của các loài sen’ ở Thủ đô

Hà Nội có một “thiên đường của các loài sen” với gần 170 loài tự tin khoe sắc dưới nắng hè gay gắt, tạo nên ...

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Phiên bản di động