Đổi mới cách nghĩ, cách làm Ngoại giao kinh tế

“Trước yêu cầu mới, hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách làm để góp phần kiến tạo những điều kiện thuận lợi, cần thiết cho chuyển tiếp kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới…”,  Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te Họp mặt cựu cán bộ ngoại giao tại TP.Hồ Chí Minh nhân dịp Xuân Kỷ hợi 2019
doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te Việt Nam cần chủ động đối phó với thách thức từ kinh tế thế giới

Hoạt động Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế (NGKT) trong năm qua tiếp tục đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Theo Trợ lý Bộ trưởng, đâu là điểm nhấn nổi bật nhất?

Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế tăng trưởng chậm lại, cọ sát thương mại Mỹ - Trung phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, một trong những ưu tiên hàng đầu của NGKT là nghiên cứu, dự báo và tham mưu về kinh tế thế giới phục vụ cho Chính phủ và các Bộ, ngành trong điều hành kinh tế.

Kiến tạo và giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành Ngoại giao. Ở bình diện song phương, năm 2018, Ngoại giao đã đi đầu thúc đẩy hình thành có trọng tâm các kênh hợp tác mới, khả thi, dài hạn, nhất là với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương. Trên mặt trận đa phương, Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành đã vận động các nước thành viên, thúc đẩy các đàm phán, ký kết và phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, bảo đảm lợi ích then chốt, vị thế đối ngoại và quan hệ của Việt Nam với các đối tác quan trọng.

doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị WEF ASEAN tại Hà Nội, tháng 9/2018.

Năm 2018 cũng ghi nhận nỗ lực thúc đẩy những lợi ích kinh tế thiết thực, nâng cao hình ảnh và vị thế đối ngoại của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, các cơ chế hợp tác tiểu vùng như GMS, CLV, AMECS. Việc tổ chức thành công Hội nghị WEF ASEAN 2018 là một minh hoạ rõ nét. Hội nghị được đánh giá là thành công nhất trong 27 năm WEF tổ chức hội nghị tại khu vực, đã tạo được nhiều dấu ấn sâu đậm và sáng kiến của Việt Nam. WEF là nơi khởi nguồn nhiều ý tưởng mới, sáng tạo, do đó nội dung thảo luận Hội nghị WEF ASEAN 2018 cung cấp nhiều ý tưởng, “tư liệu” hữu ích cho Việt Nam trong xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong chuẩn bị cho đảm nhận Chủ tịch ASEAN 2020. Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS 6) đánh dấu 25 năm hình thành và phát triển của GMS, là hội nghị đầu tiên Việt Nam tổ chức sau hơn hai thập kỷ tham gia hợp tác.

Việc Bộ Ngoại giao ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các địa phương khó khăn, vùng sâu, xa, ít có cơ hội tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngoài là hướng đi đúng đắn, tạo điểm nhấn trong công tác NGKT. Chúng ta đã tổ chức thành công các Hội nghị “Gặp gỡ Đại sứ” nhằm kết nối các địa phương với các cơ quan đại diện (CQĐD) nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp, các cơ quan đại diện và các đơn vị của Bộ Ngoại giao đã tích cực hỗ trợ việc tìm hiểu tập quán kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác minh năng lực đối tác, thâm nhập thị trường nước ngoài, bảo hộ lợi ích và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tranh chấp thương mại. Phát huy vai trò cầu nối, các CQĐD của ta đã hỗ trợ cung cấp thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh, giải đáp các thắc mắc về quy định kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ nhiều tập đoàn nước ngoài mở rộng, tăng cường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Trợ lý Bộ trưởng, NGKT đã có những đổi mới về phương thức triển khai và trọng tâm công tác như thế nào để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế mới của Việt Nam?

Trước yêu cầu mới của phát triển, ngành Ngoại giao vẫn tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách làm về NGKT để góp phần kiến tạo những điều kiện cần cho chuyển tiếp kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Chẳng hạn như công tác nghiên cứu, tham mưu. Bộ Ngoại giao đã đa dạng hóa, đa phương hóa các kênh, nguồn thông tin, tranh thủ tối đa hợp tác của các đối tác nước ngoài như các Viện nghiên cứu kinh tế lớn của nước ngoài, Đại học Harvard, Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Viện nghiên cứu kinh tế Đông Á (ERIA) nhằm cung cấp thông tin, đánh giá, dự báo đa chiều, đa diện cho Chính phủ.

Đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm thông tin kinh tế. Bên cạnh trang NGKT trực tuyến, hiện Vụ Tổng hợp Kinh tế đang thí điểm phát hành Bản tin nhanh (02 số/tuần) gửi cho lãnh đạo địa phương, thủ trưởng các CQĐD, các đơn vị trong Bộ và lãnh đạo các tập đoàn nhằm cung cấp thông tin cập nhật và kịp thời về tình hình và chính sách kinh tế của các nước lớn, của khu vực, các bài nghiên cứu về các vấn đề “nóng”, các vấn đề mới nổi.

Các hoạt động hỗ trợ địa phương được coi trọng và triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ xây dựng, thúc đẩy ký kết và chắp nối hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương nước ngoài, hỗ trợ tổ chức các đoàn xúc tiến của địa phương ở nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm.

Trong năm 2018, nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 30, Bộ Ngoại giao lần đầu tiên tổ chức Toạ đàm giữa các đồng chí Trưởng CQDD Việt Nam ở hơn 90 quốc gia với gần 400 doanh nghiệp để trao đổi về nhu cầu cần hỗ trợ của doanh nghiệp và cùng thảo luận về cơ chế hỗ trợ trong thời gian tới. Trong dịp này, trên trang NGKT trực tuyến, Bộ Ngoại giao cũng chính thức giới thiệu với doanh nghiệp Hồ sơ các thị trường trong đó nhấn mạnh đến các lĩnh vực hợp tác doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác.

Thời gian qua, những căng thẳng thương mại trên thế giới… tác động đến Việt Nam thế nào và chúng ta phải làm gì,  thưa Trợ lý Bộ trưởng ?

Năm 2019, tình hình thế giới sẽ tiếp tục chuyển biến nhanh và khó lường, cơ hội, thách thức đan xen và chuyển hóa phức tạp. Năm 2019 cũng là năm quan trọng để quyết định Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2020 với trọng tâm phát triển là nâng cao tính tự chủ, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Với yêu cầu này, công tác NGKT năm 2019 phải tập trung vào một số trọng tâm sau:

Thứ nhất, tập trung kiến tạo môi trường chính trị đối ngoại và pháp lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế; xử lý vướng mắc tại các dự án lớn; tìm kiếm dự án, lĩnh vực, phương thức hợp tác mới nhằm tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chiến lược, toàn diện; tận dụng lợi thế của các FTA (CPTPP; EVFTA…) để củng cố các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường.

Thứ hai, bám sát Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về nâng tầm đối ngoại đa phương để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia thực chất vào các diễn đàn kinh tế khu vực, các diễn đàn quản trị kinh tế toàn cầu, chuẩn bị tiền đề tốt cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức triển khai các hoạt động NGKT theo hướng lựa chọn các địa bàn, nhiệm vụ, lĩnh vực hợp tác trọng tâm và có tính khả thi; Đẩy mạnh tìm kiếm nguồn lực đầu tư thay thế và mô hình hợp tác mới phục vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học công nghệ.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng; tăng hàm lượng tư vấn, kiến nghị trong các báo cáo, các bản tin cho Chính phủ, Bộ/ngành và doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin kinh tế thế giới phục vụ Chính phủ điều hành kinh tế xã hội.

Thứ năm, công tác NGKT cần lấy doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vươn ra hội nhập với thế giới.

Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm cao, sự đồng lòng của tất cả các đơn vị trong và ngoài nước của Bộ Ngoại giao, sự phối hợp nhịp nhàng của các Bộ, ngành, công tác NGKT sẽ ngày càng phát huy hiệu quả và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Xin cám ơn Trợ lý Bộ trưởng!

doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te Ấn Độ long trọng kỷ niệm 150 năm ngày sinh vị cha già dân tộc Mahatma Gandhi tại Việt Nam

Tối 2/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của vị cha ...

doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te Đoàn Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào trao đổi kinh nghiệm công tác tại Bộ Ngoại giao

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Đoàn Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào đã thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm công tác  với ...

doi moi cach nghi cach lam ngoai giao kinh te Chìa khoá mở cánh cửa phát triển bền vững

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Ngoại giao kinh tế đã chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng lẫn về chất, đóng góp ...

Trần Liễu (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động