Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Nhã Anh
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành hát thánh ca. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong những năm qua, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, phù hợp với văn hóa truyền thống và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tô điểm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thêm đa dạng, đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc.

Sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được công nhận thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,… là những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiện nay, Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016 là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 30/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số 162).

Ngày 1/1/2018, cùng với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Luật), Nghị định 162 chính thức có hiệu lực thi hành. Sau 5 năm có hiệu lực thi hành, Nghị định 162 đã góp phần trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, quy định chi tiết, cụ thể những nội dung Luật giao cho Nghị định thực hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy định của Luật, Nghị định 162 còn quy định các biện pháp thi hành Luật.

Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, Nghị định số 162 đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc, đặc biệt cần phải có những biện pháp cụ thể hơn để thi hành Luật hiệu quả. Đó là lý do, ngày 29/12/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định 95) thay thế Nghị định 162. Nghị định 95 gồm 33 điều, tăng 8 điều so với Nghị định số 162, trong đó giữ nguyên 6 điều, sửa đổi 18 điều, bổ sung 9 điều và 2 khoản (khoản 1 và 2 Điều 3). Ngoài ra, Nghị định 95 còn kèm theo Phụ lục gồm 60 biểu mẫu thủ tục hành chính. (Một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 95 xin đính kèm).

Tháng Một vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi, trong đó có đất đai liên quan đến tôn giáo. Cụ thể là, Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước như các tổ chức, cá nhân khác.

Tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp quan tâm chú trọng đổi mới về nội dung, nâng cao chất lượng với nhiều hình thức.

Điều đó được thể hiện qua việc biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; cho đến tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị và chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ... Bên cạnh đó, nhiều bộ phim, phóng sự chuyên đề cũng được phát sóng trên Đài truyền hình quốc gia để thông tin tới bạn bè thế giới và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào có đạo, củng cố niềm tin trong chức sắc, tín đồ tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho 3.420 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; 3 hội nghị tập huấn kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho 750 đại biểu là chức sắc, chức việc các tôn giáo tại các địa phương; công bố Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” (tiếng Việt, tiếng Anh).

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Sách trắng 'Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam'. (Ảnh: Vinh Hà)

Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật

Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo như: lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; Lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng chay Ramadan của người Hồi giáo… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự.

Năm 2023, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định công nhận tổ chức tôn giáo cho 2 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam), quyết định chấp thuận đề nghị thành lập Viện Thần học Báp tít Việt Nam.

Như vậy, đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; hàng ngàn điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có hơn 60 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin lành, từ năm 2021-2023 khu vực miền núi phía Bắc chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó.

Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp chủ động hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị, đại hội; các hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc; các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; xây dựng, sửa đổi Hiến chương, Điều lệ, đường hướng hành đạo; hướng dẫn đăng ký chương trình hoạt động hàng năm... theo đúng hiến chương, điều lệ các tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật.

Tham gia đóng góp vào đời sống xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp khuyến khích tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn tại vùng sâu, vùng xa; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và đã lựa chọn nhân sự lãnh đạo là các chức sắc, chức việc tiêu biểu, có tinh thần đối thoại, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo, năm 2023, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp trên 690 quyết định xuất bản, với trên 2.400.000 bản in. Nhiều kinh sách của các tôn giáo đã được xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc.

Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Tính đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc chiếm khoảng hơn 70%. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo. Đến thời điểm hiện nay hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa khang trang, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới.

Tăng cường hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo

Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện, góp phần quảng bá chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đến với bạn bè quốc tế.

Trong năm 2023, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ có hơn 300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội nghị, hội thảo, các khoá đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài, gần 400 lượt người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện đăng cai, tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn: Giáo hội Công giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu tại giáo phận Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình , Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại thành phố Hồ Chí Minh; các Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức Lễ hội “Xuân yêu thương” tại thành phố Hồ Chí Minh,…

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành phát triển cùng đất nước
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher ngày 9/4. (Ảnh: Tuấn Anh)

Quan hệ Việt Nam-Vatican tiến triển tích cực

Tháng 7/2023, Lãnh đạo Hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên Đại diện thường trú của Toà thánh Vatican tại Việt Nam, thông qua Thoả thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Toà thánh tại Việt Nam.

Sau khi hai bên công bố thỏa thuận nâng cấp quan hệ, Giáo hoàng Francis đã có thư gửi cộng đồng Công giáo Việt Nam thông báo về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Vatican; ghi nhận những đóng góp của chức sắc, giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam để phục vụ dân tộc và sự phát triển của xã hội; đồng thời, nhắc nhở chức sắc và giáo dân Công giáo Việt Nam thực hiện lời giáo huấn của Cố Giáo hoàng Benedict XVI đối với các Giám mục Việt Nam (năm 2009) “người giáo dân tốt đồng thời là người công dân tốt”.

Giáo hoàng Francis bày tỏ quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Toà Thánh “tiến tới và sẽ còn tiến nữa, nhờ nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt”, qua đó “có thể cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh”.

Có thể khẳng định rằng, những chuyển biến tích cực trong đời sống tín ngương, tôn giáo nêu trên là nhờ nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Những nỗ lực này không phải chỉ trong ngày một, ngày hai, mà là cả quá trình thể hiện trong mọi bước phát triển của đất nước.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ...

Doanh nhân Johnthan Hạnh Nguyễn: 40 năm đồng hành cùng đất nước

Doanh nhân Johnthan Hạnh Nguyễn: 40 năm đồng hành cùng đất nước

Johnathan Hạnh Nguyễn đặt tình yêu đất nước làm điều thiêng liêng. Hơn thế, với khát vọng được cống hiến vào sự phát triển chung, ...

WB sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

WB sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị, thời gian tới, Ngân hàng thế giới (WB) tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Biến những 'cơn gió ngược' thành động lực cho sự phát triển bứt phá của kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Biến những 'cơn gió ngược' thành động lực cho sự phát triển bứt phá của kinh tế đất nước

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một hình mẫu, hiện tượng trong phát triển kinh tế xã hội nhờ thế ...

Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững

Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động