Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia: Cần nhau vì hòa bình, ổn định và phát triển

Hà Phương
Dù phải đứng trước nhiều thách thức về đối ngoại song chính phủ mới của Australia vẫn cho thấy sự quan tâm và thúc đẩy tăng cường hợp tác hơn nữa với ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN-Australia:
Thời gian qua, quan hệ ASEAN-Australia có nhiều tiến triển nổi bật. (Ảnh: PH)

Cam kết trở lại Đông Nam Á

Chính phủ Công đảng mới của Australia đã cam kết hướng sự chú ý trở lại Đông Nam Á. Mặc dù Thái Bình Dương, Trung Quốc và nhóm Bộ tứ là các chủ đề chi phối những tuần đầu tiên của chính phủ mới, nhưng tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong có chuyến công du tới Đông Nam Á. Bài phân tích của chuyên gia Susannah Patton thuộc Viện nghiên cứu Lowy đăng trên trang mạng Interpreter vừa qua đưa ra một số lập luận về quan điểm chính sách của Australia đối với khu vực.

Theo chuyên gia Susannah Patton, trong ngắn hạn, Australia cần tăng cường quan hệ với các nước khu vực Đông Nam Á. Australia cần làm rõ rằng bất chấp những thách thức từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Đông Nam Á vẫn sẽ giữ được vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại Australia.

Việc Thủ tướng Anthony Albanese cam kết tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia là một tín hiệu tích cực. Bên cạnh đó, các vấn đề hỗ trợ, ủng hộ Thái Lan trong vai trò chủ trì Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN cũng cần được Australia ưu tiên.

Về trung hạn, chuyên gia Susannah Patton cho rằng Australia nên tìm cách củng cố các thế mạnh hiện có trong quan hệ với Đông Nam Á, bao gồm cả với tư cách là đối tác quốc phòng và an ninh cũng như đối tác ủng hộ xây dựng thể chế ASEAN và cấu trúc khu vực lấy ASEAN làm trung tâm.

Bên cạnh đó, năng lượng cũng là một lĩnh vực quan trọng cho hợp tác mới giữa Australia và Đông Nam Á. Các cuộc đối thoại chính sách tập trung vào an ninh năng lượng hoặc đối thoại cấp bộ trưởng ASEAN-Australia mới về chuyển đổi năng lượng xanh có thể là những sáng kiến được hoan nghênh.

Trong dài hạn, chuyên gia Susannah Patton nhấn mạnh, Australia cần thúc đẩy sự hiểu biết về Đông Nam Á trong người dân, tạo ra những sợi dây gắn kết giữa con người với con người và thúc đẩy doanh nghiệp Australia tìm hiểu thị trường tiềm năng này.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều mối quan tâm chi phối, đối thoại giữa Australia với ASEAN cần trở nên thẳng thắn, thực chất và liên tục hơn rất nhiều để giúp quản lý rủi ro và ứng phó với thách thức có thể xảy đến.

ASEAN-Australia:
Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN-Australia thường niên lần thứ nhất ngày 29/10/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ủng hộ vai trò và lập trường của ASEAN

Có thể khẳng định, thời gian qua quan hệ ASEAN-Australia có nhiều tiến triển nổi bật. Tháng 10/2021, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia lần thứ nhất, các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia nhất trí nâng cấp quan hệ hai bên thành Đối tác chiến lược toàn diện.

Australia khẳng định coi trọng quan hệ đối tác, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và cam kết tham gia thiết thực vào các cơ chế do ASEAN chủ trì, đóng góp cho hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển tại khu vực. Australia ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối tiểu vùng, thông qua khuôn khổ Đối tác Mekong- Australia.

Australia đã công bố Sáng kiến tương lai ASEAN với ngân sách 124 triệu AUD (hơn 93 triệu USD) nhằm giải quyết các thách thức phức tạp trong khu vực như an ninh y tế, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và sức khỏe đại dương, hỗ trợ triển khai các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của ASEAN được nêu trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

Về phần mình, các nước ASEAN khẳng định Australia là đối tác kinh tế quan trọng của ASEAN; đánh giá cao hỗ trợ kịp thời của Australia đối với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của ASEAN. ASEAN và Australia đã và đang phối hợp khôi phục dòng chảy thương mại và đầu tư, thúc đẩy hợp tác về hạ tầng số, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển bền vững.

Tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Australia đã đạt hơn 100 tỷ AUD (khoảng 75 tỷ USD) trong năm 2020. Australia có những hỗ trợ kịp thời cho ASEAN trong cuộc chiến chống Covid-19, gồm đóng góp một triệu AUD cho Quỹ Ứng phó Covid-19 và 21 triệu AUD cho Trung tâm ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi…

ASEAN hoan nghênh cam kết của Australia tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh nhằm giải quyết các thách thức truyền thống và phi truyền thống chung thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Về vấn đề Biển Đông, Australia khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

ASEAN và Australia khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông và theo đuổi giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Trong buổi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong ngày 27/6, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh Australia chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN; đề nghị Australia tiếp tục có những đóng góp tích cực cho hợp tác ở khu vực trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Bộ trưởng Penny Wong khẳng định, Australia coi trọng hợp tác với ASEAN, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác vì sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng Mekong.

Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác ASEAN-Canada

Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác ASEAN-Canada

Sáng ngày 21/6, đã diễn ra Đối thoại trực tuyến ASEAN-Canada cấp Trưởng SOM thường niên lần thứ 19. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng ...

Quan hệ với ASEAN là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Quan hệ với ASEAN là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Trong một bài phân tích trên tờ Times of India, Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan cho rằng Hội nghị ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động