📞

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai

Phạm Bình Minh 14:00 | 29/01/2020
TGVN. Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Liên bang Nga (30/1/1950-30/1/2020).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V. Putin tại Sochi, tháng 9/2018.

70 năm về trước, ngày 30/01/1950, Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của Liên Xô đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc đã được đặt nền móng trước đó gần ba thập kỷ, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết, tìm ra con đường giải phóng Việt Nam khỏi ách thực dân phong kiến. Từ đó, nhân dân Việt Nam và Nga, tuy xa cách về địa lý, nhưng thật gần gũi về tâm hồn và lòng yêu nước nồng nàn, đã luôn đồng hành, cùng nhau vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách, hun đúc nên tình hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai dân tộc ngày hôm nay.

Chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ quốc tế cộng sản, những người con ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống khi bảo vệ Moscow khỏi phát-xít Đức vào những ngày tháng khốc liệt nhất mùa Đông năm 1941, cũng như sẽ luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình mà nhân dân Liên Xô đã dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ ủng hộ về tinh thần và vật chất, nhiều chuyên gia Liên Xô, chuyên gia Nga, xuất phát từ “mệnh lệnh trái tim” đã không quản gian nan và hiểm nguy, sang giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm tháng cam go nhất của cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cũng như giữ vững chủ quyền biên giới của Đất nước những năm sau đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng D.A. Medvedev chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác, tháng 5/2019.

Công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam cũng mang dấu ấn đậm nét của tình hữu nghị hai nước. Với sự hỗ trợ to lớn của Liên Xô về cả nhân lực và vật lực, chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã xây dựng, phát triển nhiều ngành kinh tế hiện đại như thủy điện, dầu khí, công nghiệp…, với các công trình quy mô đã và đang phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay của Việt Nam (như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Cầu Thăng Long và nhiều công trình khác). Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhiều người trong số đó đã trở thành các lãnh đạo chủ chốt, chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.

Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống đó là tài sản vô giá, là nền móng vững chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp nối truyền thống

Quan hệ Việt Nam - LB Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. Sau một thời gian bị gián đoạn trước những biến động tại Liên Xô và Nga đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bằng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc.

Chủ tịch Hội đồng LB Nga V. Matvienko đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, tháng 12/2019.

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga, năm 1994 hai nước đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, trong đó khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai nước được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế. Đây là tiền đề cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước năm 2001, đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ Đối tác chiến lược với Việt Nam, tạo nền tảng hợp tác Việt - Nga trong thế kỷ 21. Tiếp đó, với mong muốn đưa quan hệ Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, khuôn khổ quan hệ cao nhất của Việt Nam vào năm 2012, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.

Trong khuôn khổ quan hệ đó, hợp tác Việt - Nga đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Với nền tảng là tình cảm tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ chính trị Việt - Nga có độ tin cậy cao, với trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, trong đó có cấp cao, diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác toàn diện giữa hai nước. Nhiều cơ chế phối hợp đã được xác lập và hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực từ ngoại giao, an ninh, quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư và khoa học, giáo dục, giao lưu nhân dân.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao LB Nga Sergey Lavrov, tại Hà Nội, tháng 3/2018.

Hợp tác kinh tế Việt - Nga có bước phát triển đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương từ mức xấp xỉ nửa tỷ USD năm 2001 đã tăng lên hơn 4,5 tỷ USD năm 2018, với cơ cấu trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Năm 2015, Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu, mà Nga là thành viên chủ chốt, thể hiện tính chất ưu tiên đặc biệt trong hợp tác giữa hai nước. Hợp tác đầu tư cũng tiếp tục được mở rộng, với nhiều dự án quy mô, hiện đại được triển khai tại cả hai nước, như dự án nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH-True Milk tại Nga.

Dầu khí tiếp tục là một trong những trụ cột chính của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga. Bên cạnh Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft không ngừng mở rộng, tham gia vào nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí mới tại thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tại nhiều khu vực xa bờ, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước. Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenets từ năm 2010, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự tiếp tục được coi trọng tăng cường, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Hợp tác nhân văn được mở rộng, góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa hai dân tộc. Về giáo dục - đào tạo, Nga đã tăng số học bổng cấp cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Giao lưu văn hóa được mở rộng, với ngày càng nhiều người dân Việt Nam và Nga quan tâm, tìm hiểu về nền văn hóa của mỗi nước. Hiện Nga đã vươn lên trở thành thị trường du lịch lớn nhất tại châu Âu của Việt Nam, với hơn 600 ngàn lượt khách Nga thăm Việt Nam năm 2018. Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nga luôn hướng về quê hương và gắn bó với Nga như quê hương thứ hai của mình, tạo thành một sợi dây bền chặt gắn kết hai đất nước, hai dân tộc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Những kết quả tích cực trên chính là tiền đề để đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, vì lợi ích chung của hai dân tộc.

Vững bước đi tới tương lai

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức, cả truyền thống và phi truyền thống, việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở đó, với mong muốn gìn giữ và phát huy tình cảm tốt đẹp giữa hai dân tộc, Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Nga luôn khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ Việt - Nga, được cụ thể hóa bằng nhiều phương hướng và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực. Hai nước tiếp tục coi nhau là đối tác ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, cùng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga S. Lavrov ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao giai đoạn 2019-2020, tháng 3/2018.

Về kinh tế, hai bên nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, tiếp tục tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong thương mại song phương, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực triển vọng như năng lượng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Hai nước cũng ủng hộ và khuyến khích mở rộng hợp tác tại các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mới trên thềm lục địa Việt Nam và lãnh thổ Nga phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự, cũng như đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhân văn, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ.

Một trong những bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa những phương hướng hợp tác nêu trên là quyết định tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam trong năm 2019 - 2020 nhân kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020) với nhiều hoạt động phong phú và thiết thực, nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước cũng như để các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nga.

Nhìn lại chặng đường 70 năm đã qua và tự hào với những thành quả to lớn đã đạt được, cũng như với quyết tâm và nỗ lực của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga sẽ tiếp túc được củng cố và phát triển, vượt qua mọi thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phồn vinh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Вьетнамо-российское всеобъемлющее стратегическое партнерство:

продолжая традиции, уверенно смотреть в будущее

Фам Бинь Минь

Член политбюро, Заместитель Премьер-министра

Министр иностранных дел Вьетнама

70 лет назад 30 января 1950 года Советский Союз официально установил дипломатические отношения с Демократической Республикой Вьетнам, став одним из первых в мире государств, которые ее признали. Тем самым СССР продемонстрировал высокую степень солидарности с вьетнамским народом в его борьбе за справедливое дело. Основа этих тесных связей между двумя народами была заложена в ходе поездки Президента Хо Ши Мина, который за три десятилетия до упомянутой даты посетил Советскую Россию в поисках пути освобождения Вьетнама от феодально-колониального гнета. С тех пор, несмотря на разделяющее нас расстояние, мы близки духовно и, будучи горячими патриотами, плечом к плечу преодолеваем бесчисленные трудности и вызовы, выковывая традиции особой дружбы между двумя народами сегодня.

Мы никогда не забудем воинов-интернационалистов, лучших сынов Вьетнама, сложивших головы в самые страшные дни обороны Москвы от немецко-фашистских захватчиков зимой 1941 года, бескорыстную помощь советского народа в борьбе за независимость и объединение нашей страны, в защите нашего Отечества. Многие советские и российские специалисты морально и материально поддержали вьетнамский народ и по зову сердца, не считаясь с опасностями и лишениями, пришли ему на подмогу в тяжелейшее время войны сопротивления, внесли весомый вклад в великую победу весны 1975 года, и в обеспечение защиты суверенитета и неприкосновенности границ нашей Родины в последующие годы.

Восстановление и строительство нашего государства также проходило под знаком дружбы между двумя народами. Благодаря огромному материально-техническому содействию СССР Вьетнам, бывший отсталой аграрной страной, в короткие сроки создал и стал развивать передовые отрасли народного хозяйства, включая гидроэнергетику, нефте- и газодобычу, промышленное производство и ряд других. Были реализованы масштабные проекты, сыгравшие важную роль в процессе индустриализации и модернизации Вьетнама, которые успешно функционируют и в наше время (ГЭС «Хоабинь», СП «Вьетсовпетро», мост «Тханглонг» и др.). Советский Союз подготовил десятки тысяч вьетнамских специалистов. Многие из них впоследствии заняли руководящие посты, стали прекрасными профессионалами во многих областях народного хозяйства.

Отношения традиционной дружбы и сотрудничества являются бесценным достоянием и прочной основой вьетнамо-российского всеобъемлющего стратегического партнерства в наши дни.

Продолжать традиции

Вьетнамо-российские связи на современном этапе являются продолжением традиций дружбы, которые были заложены между СССР и Вьетнамом. После определенной паузы, вызванной трансформацией в Советском Союзе и России в начале 90-х годов, двусторонние связи благодаря решимости и усилиям народов и руководства наших стран начали быстро развиваться в духе славного прошлого.

Для формирования правовых рамок вьетнамо-российского сотрудничества в новых условиях в 1994 г. был подписан Договор

об основах дружественных отношений между СРВ и Россией. Согласно указанному документу отношения между нашими странами строятся с учетом взаимных интересов на принципах уважения независимости, суверенитета, территориальной целостности, равенства, невмешательства во внутренние дела друг друга и других нормах международного права. Это стало предпосылкой того, что Россия стала первой страной, с которой Вьетнам установил отношения стратегического партнерства в 2001 г., заложив фундамент для двустороннего взаимодействия в XXI веке. В дальнейшем стороны, стремясь к углублению межгосударственных связей и повышению эффективности, приняли в 2012 г. решение о придании им самого высокого для Вьетнама статуса, подняв их до уровня всеобъемлющего стратегического партнерства. Это ознаменовало новую веху в развитии двусторонних отношений.

Повышение уровня партнерства способствовало развитию вьетнамо-российского взаимодействия по всем направлениям. Политический диалог, который опирается на добрые отношения руководства и народов двух стран, отличает высокая степень доверия, на регулярной основе ведется обмен делегациями, в том числе на высшем уровне. Все это является мощным импульсом для продвижения нашего многопланового сотрудничества. Сформированы и постоянно совершенствуются механизмы взаимодействия в различных областях – от внешнеполитической сферы, обороны и безопасности до торговли, экономики, инвестиций, науки и образования, гуманитарных связей.

Существенных результатов достигло вьетнамо-российское экономическое сотрудничество. Двусторонний товарооборот вырос с

0,5 млрд долл. США в 2001 г. до 4,5 млрд долл. в 2018 г., расширилась и диверсифицировалась номенклатура поставляемых товаров. В 2015 г. Вьетнам стал первой страной, подписавшей с Евразийским экономически союзом, в котором Россия играет ключевую роль, Соглашение о свободной торговле. Это подчеркнуло особый, приоритетный характер двустороннего сотрудничества.

Расширяется инвестиционное взаимодействие. Реализуется целый ряд масштабных современных проектов во Вьетнаме и в России, таких, как высокотехнологичный сельскохозяйственный проект корпорации «Ти-Эйч Тру Милк» в Российской Федерации.

Кооперация в нефтегазовой отрасли остается одной из несущих опор всеобъемлющего стратегического партнерства. Наряду с СП «Вьетсовпетро» крупные российские компании – ПАО «Газпром», ПАО «НК «Роснефть» и АО «Зарубежнефть» – в интересах двух стран постоянно расширяют участие в различных проектах по разведке и добыче нефти и газа на континентальном шельфе Вьетнама, в том числе и на его удаленных участках. На территории Российской Федерации высокой экономической эффективности добилось ООО «СК «Русвьетпетро», с 2010 г. разрабатывающее нефтегазовые месторождения в Ненецком автономном округе.

Постоянное внимание уделяется расширению взаимодействия в области обороны, безопасности и военно-технического сотрудничества, что способствует обеспечению мира, безопасности и развитию в регионе и во всем мире. Благодаря активному гуманитарному обмену укрепляется взаимопонимание и дружба между нашими народами. В сфере образования и подготовки кадров Россия увеличила практически до одной тысячи число стипендий, предоставляемых ежегодно вьетнамским студентам, аспирантам и стажерам. Все больше россиян и вьетнамцев проявляют интерес к гуманитарным связям, стремятся ближе познакомиться с культурой двух стран. В 2018 г. СРВ с туристическими целями посетило более 600 тыс. российских граждан, что вывело Россию в лидеры среди европейских стран по количеству туристов, посетивших Вьетнам. Представители вьетнамской диаспоры, живущие и обучающиеся в Российской Федерации, поддерживают тесные связи с Родиной. В то же время они тесно связаны с Россией и считают ее своей второй родиной. Поэтому вьетнамская диаспора стала своего рода мостом, соединяющим наши страны и народы.

Все эти значительные достижения создают основу для дальнейшего расширения и повышения эффективности всеобъемлющего стратегического партнерства Вьетнама и России во имя общих интересов.

Уверенно смотреть в будущее

Учитывая сложную международную и региональную обстановку, а также многочисленные традиционные и новые вызовы и угрозы, укрепление отношений всеобъемлющего стратегического партнерства между Вьетнамом и Россией имеет большое значение для обеспечения независимости, суверенитета и социально-экономического развития каждой из стран, а также способствует поддержанию мира, стабильности и прогресса в регионе и в глобальном масштабе.

Исходя из этого, стремясь сохранить и преумножить добрые чувства между нашими народами, высшее руководство Вьетнама и России твердо настроено на дальнейшее укрепление двусторонних отношений, что подтверждается сотрудничеством и договоренностями в различных областях. Наши страны, рассматривая друг друга как важных партнеров в шкале своих внешнеполитических приоритетов, тесно взаимодействуют на региональных и международных площадках.

В сфере экономического сотрудничества стороны единодушны в стремлении продолжать работу по повышению отдачи от реализации Соглашения о свободной торговле между Вьетнамом и Евразийским экономическим союзом, устранению нетарифных барьеров в двусторонней торговле, а также по созданию благоприятных условий для инвестиционной кооперации. В первую очередь речь идет о таких перспективных областях, как энергетика, инфраструктурное строительство и сельское хозяйство. Вьетнам и Россия поддерживают и поощряют реализацию на основе международного права новых проектов по разведке и добыче нефти и газа на континентальном шельфе СРВ и на территории Российской Федерации. Будет продолжено взаимодействие в области обороны, безопасности, военно-технического сотрудничества, в гуманитарной сфере, включая образование и подготовку кадров, науку и технологии.

Одним из наиболее важных шагов, призванных конкретизировать упомянутые выше направления кооперации, является решение о проведении в 2019-2020 гг. «перекрестных» годов Вьетнама в России и России во Вьетнаме по случаю 25-летия подписания Договора об основах дружественных отношений (1994-2019 гг.) и 70-летия установления дипломатических отношений (1950-2020 гг.). Предусматривается большое число мероприятий, которые призваны способствовать укреплению дружбы между народами двух стран, созданию новых возможностей для кооперации по линии министерств, ведомств, регионов и предпринимателей Вьетнама и России.

Оглядываясь на долгий путь, пройденный за 70 лет, мы гордимся нашими общими достижениями. Благодаря последовательным усилиям высшего руководства двух стран мы можем быть твердо уверены в том, что вьетнамо-российское стратегическое партнерство, несмотря на новые вызовы и трудности, будет укрепляться и развиваться в духе традиций дружбы, во имя мира, сотрудничества, благополучия и процветания в регионе и во всем мире.