Nhỏ Bình thường Lớn

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi 'luồng sinh khí mới' từ một 'sứ giả' Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.
Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi 'luồng sinh khí mới' từ một 'sứ giả' Bắc Âu
Đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Thụy Điển có phái bộ tại Seoul, Bình Nhưỡng và Khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền Triều Tiên - nơi Stockholm đóng vai trò là thành viên của ủy ban giám sát hiệp định đình chiến năm 1953 giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tin liên quan
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Năm 2020, các nhà ngoại giao Thụy Điển đã buộc phải rời Triều tiên khi Bình Nhưỡng đóng cửa biên giới do đại dịch Covid-19.

Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao Thụy Điển mới đây tuyên bố, một nhóm nhân viên ngoại giao nước này đã trở lại Triều Tiên hôm 13/9 và “hiện giờ có thể tiếp tục các hoạt động thường trực của Đại sứ quán”.

Do Washington-Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao nên Thụy Điển đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Triều Tiên

Ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã hoan nghênh đông thái trên, gọi Thụy Điển là “sức mạnh bảo vệ” của Washington tại Bình Nhưỡng.

Phát biểu họp báo, ông Miller chia sẻ: “Chúng tôi ủng hộ việc các nhà ngoại giao nước ngoài trở lại Bình Nhưỡng và hy vọng rằng, diễn biến này sẽ truyền thêm luồng sinh khí mới cho tiến trình đối thoại, ngoại giao và các hình thức tương tác mang tính xây dựng khác với Triều Tiên".

Tình hình đối thoại Washington-Bình Nhưỡng từ lâu đã đình trệ, khi Mỹ liên tục phản đối các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, trong khi thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận với Hàn Quốc bất chấp phản ứng của quốc gia Đông Bắc Á bên kia DMZ.

Bình Nhưỡng cáo buộc rằng, việc Washington và Seoul tiến hành các cuộc tập trận chung là để chuẩn bị cho xung đột, cảnh báo Triều Tiên sẽ đáp trả. Tuy nhiên, cả Mỹ và Hàn Quốc đều bác bỏ cáo buộc, khẳng định rằng các cuộc không nhằm vào bên nào.

Triều Tiên: Ngoại trưởng đến thăm Nga, Quốc hội sắp họp về sửa đổi hiến pháp

Triều Tiên: Ngoại trưởng đến thăm Nga, Quốc hội sắp họp về sửa đổi hiến pháp

Từ ngày 18-20/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui sẽ tới thành phố St. Petersburg và tham dự Diễn đàn phụ nữ Á-Âu.

Triều Tiên bất ngờ công khai về một cơ sở hạt nhân bí mật, Hàn Quốc thấp thỏm tuyên bố không bao giờ chấp nhận điều này

Triều Tiên bất ngờ công khai về một cơ sở hạt nhân bí mật, Hàn Quốc thấp thỏm tuyên bố không bao giờ chấp nhận điều này

Mới đây, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã thăm Viện vũ khí hạt nhân và cơ sở sản xuất "vật liệu hạt nhân cấp ...

Triều Tiên đón đoàn khách quý Nga, khả năng Ngoại trưởng thăm Moscow?

Triều Tiên đón đoàn khách quý Nga, khả năng Ngoại trưởng thăm Moscow?

Nga và Triều Tiên tiếp tục thắt chặt quan hệ với những chuyến thăm song phương dày đặc trong năm 2024.

Có gì trong cuộc gặp của Chủ tịch Triều Tiên với quan chức an ninh cấp cao Nga?

Có gì trong cuộc gặp của Chủ tịch Triều Tiên với quan chức an ninh cấp cao Nga?

Ngày 13/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Bình Nhưỡng của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, ông đã hội kiến Chủ tịch ...

Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người ...