Nhỏ Bình thường Lớn

Đón toàn cầu hóa kỹ thuật số

Sức mạnh toàn cầu hóa kết hợp với robotics (globalization và robotics – globotics) mở ra con đường mới, dẫn đến sự thịnh vượng cho các nền kinh tế đang phát triển.
Các quốc gia cần chuẩn bị cho toàn cầu hóa kỹ thuật số (globotics) là việc làm quan trọng. Ảnh minh họa. (Nguồn: thehansindia)
Các quốc gia cần chuẩn bị cho toàn cầu hóa kỹ thuật số (globotics) là việc làm quan trọng. Ảnh minh họa. (Nguồn: thehansindia)

Những năm 1950, học thuyết về phát triển nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghiệp hóa đối với phát triển kinh tế. Trung Quốc là ví dụ điển hình về mô hình phát triển với công nghiệp là mũi nhọn.

Mô hình phát triển kinh tế sau năm 1990 khởi nguồn cho làn sóng chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài (offshoring) và công nghiệp hóa. Thời đó, người ta cho rằng, sự thịnh vượng của các quốc gia đang phát triển là nhờ kết quả của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó, các nước cần cải thiện môi trường đầu tư, luật lệ, cơ sở hạ tầng và chính sách thương mại.

Con đường mới?

Ngày nay, như lập luận của nhà kinh tế toàn cầu về thương mại quốc tế GS. Richard Baldwin thuộc Viện quốc tế về phát triển quản lý – IMD (Thụy Sỹ), sự kết hợp giữa toàn cầu hóa và kỹ thuật số (globotics, tạm dịch là toàn cầu hóa kỹ thuật số) mới là “cánh cửa” mở ra con đường thịnh vượng mới cho các quốc gia đang phát triển, đó là phát triển toàn cầu hóa dựa trên nền tảng dịch vụ.

Trên thực tế, nếu kinh tế Trung Quốc thành công dựa vào sản xuất thì sự tăng trưởng của Ấn Độ lại được thúc đẩy bởi lĩnh vực dịch vụ. Đây được cho là mô hình tăng trưởng rất không điển hình đối với một quốc gia đang phát triển.

Không khó hiểu vì sao các chính phủ trên toàn thế giới vẫn lấy mô hình phát triển của Trung Quốc làm khuôn mẫu. Bởi mô hình này đã tồn tại và thật sự phát triển ấn tượng trong suốt cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đưa một lượng lớn nông dân trở thành công nhân, tiền lương tăng lên, sinh kế được cải thiện. Hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, tầng lớp trung lưu mạnh mẽ nổi lên và Trung Quốc đạt được vị thế siêu cường.

Con đường của Trung Quốc, dù từ lâu là mô hình cho các quốc gia đang phát triển khác, nhưng lại không dễ tiếp cận. Bởi Trung Quốc sở hữu quá nhiều yếu tố mà các nền kinh tế khác khó có được.

Ở đây, cạnh tranh quốc tế chính là vấn đề lớn và là “chìa khóa” để các nền kinh tế đang phát triển có thể tham gia vào cuộc đua toàn cầu. Bởi vậy, xét về tiềm lực, các quốc gia đang phát triển hiện nay rất khó để “tự ứng cử” vào lĩnh vực sản xuất, vì các nhà sản xuất ở Đông Á, Trung Âu và Mexico đã bỏ quá xa so với mặt bằng chung.

“Quả ở cành thấp” ở đây là “offshoring” đã được hái. Trong khi đó, hiện nay, xu hướng “rút sản xuất về nước” (reshoring) đang trở thành xu thế chủ đạo và được đặc trưng bởi sự đơn giản hóa của chuỗi cung ứng toàn cầu, cả bên trong và giữa các quốc gia.

Trong đó, một số đặc trưng sẽ tái định hình và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là “linh hoạt, dễ thích nghi, ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thương mại điện tử minh bạch; gia tăng mạng lưới sản xuất khu vực trong mạng lưới toàn cầu”...

Bởi vậy, công nghệ số mở ra một con đường phát triển khác. Đó là làm “giảm” khoảng cách của lực lượng lao động từ xa, đồng thời liên tục cải tiến các nền tảng cộng tác trên không gian mạng, đẩy mạnh thương mại dịch vụ quốc tế, nhờ tốc độ phát triển phi thường của viễn thông.

Điều này đang được minh chứng bằng sự phát triển của eBay và Alibaba đối với thương mại ngành hàng hóa quốc tế.

Trong khi đó, nhân công giá rẻ vẫn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ ở bên kia đại dương có khả năng kiểm duyệt, tương tác, giao nhiệm vụ, quản lý từ xa và thanh toán an toàn cho lực lượng nhân công với mức chi phí sinh hoạt rất thấp chỉ 5 USD/giờ nhưng đã là mức sống của tầng lớp trung lưu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Điều này tạo ra sự thay đổi đáng kể giữa và ngay cả bên trong các doanh nghiệp khi họ tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách mua dịch vụ ở nước ngoài/ hoặc thuê ngoài/ hoặc chuyển quy trình kinh doanh nội bộ ra nước ngoài.

Hiện tại, Ấn Độ không phải là nền kinh tế duy nhất đang hưởng lợi từ xu hướng này. Tuy nhiên, trường hợp thành công của Ấn Độ nổi bật, nhờ quy mô cung cấp dịch vụ toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán với các ưu thế vượt trội về nền tảng như, cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, giáo dục đại học bậc cao, kỹ năng tiếng Anh tốt và rất ít rào cản về mặt thể chế.

Tầm quan trọng của chính sách

Giới quan sát nhận định, điều thú vị về sự trỗi dậy nhanh chóng của Ấn Độ, với tư cách một nhà xuất khẩu dịch vụ hàng đầu, là không khởi nguồn từ chính sách phát triển tập trung của chính phủ.

Thậm chí thành quả phát triển ngành công nghệ dịch vụ của Ấn Độ bắt đầu từ một sự tình cờ. Người ta còn nói rằng, mô hình kiểu Ấn Độ lại rất khó nhân rộng, vì sự phát triển ban đầu có phần tự phát, nên sẽ mất nhiều thời gian.

Từ những năm 2000, Ấn Độ nổi lên như một địa điểm đắc địa được các nền kinh tế phát triển lựa chọn để thuê dịch vụ cho ngành công nghệ thông tin và các công việc dựa trên tri thức, rồi dần trở thành chủ nhà của các tổng đài (call centers), cũng như nhiều hoạt động, quy trình khác, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động công nghệ.

Trên thực tế, lúc đầu, không xuất phát từ chính sách của chính phủ, ngành dịch vụ “dẫn đường” phát triển kinh tế Ấn Độ “mò mẫm” từ chính những hạn chế đối với thương mại quốc tế, như thiếu khả năng tiếp cận vốn, cơ sở hạ tầng giao thông yếu và khoảng cách quá xa với các trung tâm sản xuất toàn cầu ở Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc…

Tuy nhiên, gần đây Philippines nổi lên như một trung tâm xuất khẩu dịch vụ. Không chỉ học được bài học của Ấn Độ, Philippines nhanh chóng tận dụng thành công làn sóng toàn cầu hóa kỹ thuật số trong lĩnh vực dịch vụ, và thúc đẩy bởi chiến lược có chủ ý của chính phủ.

Chiến lược này được Manila xây dựng dựa trên nền văn hóa dịch vụ khách hàng với các ưu đãi về thuế và thành lập các đặc khu kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ phát triển.

Philippines cung cấp tiềm năng to lớn cho các nhà khai thác và nhà phát triển trung tâm dữ liệu, dựa vào bốn trụ cột chính: Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây nhanh hơn; thiết lập chính sách thuận lợi cho chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng năng lượng tái tạo và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh mẽ.

Kết quả là, nhờ chính sách tăng tốc toàn cầu hóa kỹ thuật số, năm 2021, nền kinh tế Internet của Philippines đã tăng lên 17 tỷ USD và dự kiến đạt 40 tỷ USD vào năm 2025.

Về tổng thế, để những con đường được khai thông, những mối quan tâm được giải quyết, giới chuyên gia cho rằng, cần sự hợp tác toàn cầu để nền kinh tế thế giới không bỏ qua những lợi ích tiềm năng to lớn của dòng chảy kỹ thuật số.

Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan hôm 30/9 đã dự lễ khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số Salim Ahmed Salim, với mục đích ...

UNICEF đồng hành với giáo dục kỹ thuật số cho học sinh Bangladesh

UNICEF đồng hành với giáo dục kỹ thuật số cho học sinh Bangladesh

Hơn 10 triệu học sinh ở Bangladesh sẽ được hỗ trợ sử dụng công nghệ số một cách đúng đắn và có trách nhiệm thông ...

Già hoá dân số đáng lo ngại, Trung Quốc 'đau đầu' với bài toán an sinh xã hội cho người già neo đơn vùng nông thôn

Già hoá dân số đáng lo ngại, Trung Quốc 'đau đầu' với bài toán an sinh xã hội cho người già neo đơn vùng nông thôn

Khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng già hoá dân số đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại tại nhiều tỉnh thành ...

Trung Quốc: Giới trẻ đổ xô tham gia các kỳ thi công vụ, số lượng đơn đăng ký liên lục đạt kỷ lục mới

Trung Quốc: Giới trẻ đổ xô tham gia các kỳ thi công vụ, số lượng đơn đăng ký liên lục đạt kỷ lục mới

Ở Trung Quốc, làn sóng người trẻ đổ xô tham gia các kỳ thi công vụ không có dấu hiệu dừng lại. Số đơn đăng ...

Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới sẽ niêm yết Worldcoin

Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới sẽ niêm yết Worldcoin

Sàn Binance, sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới, cho biết sẽ chính thức niêm yết Worldcoin, với thời gian mở ...

Tin cũ hơn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD
Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary
Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết