Động đất thảm khốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Góc nhìn từ các chuyên gia địa chất

Hạnh Lê
Một số chuyên gia đã lý giải nguyên nhân gây ra các trận động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong nhiều năm qua, sau thảm họa diễn ra ngày 6/2.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Động đất thảm khốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria xuyên suốt hàng thập kỷ: Góc nhìn từ các chuyên gia địa chất
Hàng nghìn người được cho là vẫn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và con số người thiệt mạng dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát ở các thành phố và thị trấn. (Nguồn: AP)

Các chuyên gia đã phân tích, những trận động đất kinh hoàng tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6/2 tập trung tại một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới.

Khi các mảng kiến tạo chuyển động chậm của Trái đất va vào nhau, áp lực dồn nén suốt nhiều thập kỷ được giải phóng chỉ trong vài giây, gây ra sự rung chuyển dữ dội do sự va chạm đột ngột giữa các khối đá.

Theo ông David Rothery, Giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Mở (Anh), những áp lực địa chấn như vậy hình thành ở khu vực Thổ Nhĩ Kỳ vì mảng Arab đang đẩy mảng Anatolian về phía Tây với tốc độ khoảng 2cm mỗi năm.

Bà Joanna Faure Walker, người đứng đầu Viện Giảm thiểu rủi ro và thảm họa của Đại học College London cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ từng 4 lần trải qua những trận động đất kinh hoàng nhất thế giới trong 50 năm qua - vào các năm 1975, 1983, 1999 và 2020”.

Trận động đất lớn nhất vào rạng sáng ngày 6/2 có cường độ 7,8 độ richter, bắt nguồn từ điểm cuối phía Tây Nam của đứt gãy Đông Anatolia, gần điểm giao với hệ thống đứt gãy Biển Chết. Đặc biệt, trận động đất thậm chí còn tàn khốc hơn bởi diễn ra ở độ sâu 18km.

Trận động đất lớn thứ hai xảy ra sau đó 9 giờ, với cường độ gần tương đương 7,5 độ richter, nằm cách tâm chấn ban đầu khoảng 100 km về phía Đông Bắc, ở độ sâu khoảng 10 km. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn trải qua hàng chục trận động đất nhỏ khác cùng các dư chấn trong ngày.

Ông Mark Allen, Trưởng khoa Khoa học Trái đất tại Đại học Durham (Anh) nhận định: “Hai sự kiện gần như chắc chắn có mối liên hệ với nhau… Việc giải phóng áp lực lên một vùng đứt gãy có thể làm tăng áp lực lên một vùng khác, từ đó dẫn đến một trận động đất mới”.

Vùng đứt gãy Đông Anatolia, nguyên nhân chính của thảm họa hôm 6/2, tuy ít có động tĩnh trong thế kỷ qua nhưng từng gây ra một số trận động đất kinh hoàng trong lịch sử.

Ông Roger Musson, nghiên cứu viên tại Cơ quan Khảo sát địa chất Anh cho biết, trận động đất năm 1822 ở khu vực đã phá hủy hoàn toàn nhiều thị trấn với thương vong nặng nề. “Chỉ riêng ở Aleppo, khoảng 7.000 người đã thiệt mạng… Trận động đất năm 1822 cũng có nhiều dư chấn kéo dài đến tháng 6 năm sau”, ông Musson chia sẻ.

Những năm gần đây, đứt gãy Bắc Anatolian chạy theo hướng Đông-Tây dọc bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động mạnh hơn nhiều so với đứt gãy Đông Anatolia, gây ra một số thảm họa, trong đó có trận động đất 7,6 độ Richter ở Izmit năm 1999 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 18.000 người.

Tuy nhiên, theo ông Allen, hai đường đứt gãy này cách nhau đủ xa để trận động đất nghiêm trọng ở một bên cũng không thể kích hoạt một trận động đất khác ở bên kia.

Bà Catherine Mottram, giảng viên cao cấp về cấu trúc địa chất và kiến tạo tại Đại học Portsmouth (Anh) khẳng định: “Các nhà địa vật lý sẽ có thể tái hiện chính xác nơi chuyển động xảy ra dọc theo đường đứt gãy, bằng cách tái tạo dữ liệu thu thập được từ máy đo địa chấn trong khu vực. Vì vậy, sẽ có thêm thông tin cụ thể và chính xác hơn về trận động đất hôm 6/2 trong những ngày tới”.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, hiện đã có hơn 5.000 người tử vong do thảm họa động đất sáng ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Trung tâm Điều phối thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ (AKOM) cho biết, số vụ thiệt mạng do trận động đất ở nước này đã lên tới 3.432 người; hơn 21.103 người bị thương và 11.000 tòa nhà bị hư hại.

Tới nay, đã có khoảng 25.000 nhân viên cứu hộ cùng ít nhất 10 tàu biển, 54 máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, Syria ghi nhận ít nhất 1.602 người thiệt mạng và 3.649 người khác bị thương tại các khu vực do chính phủ và phe đối lập kiểm soát.

Như vậy, tổng số ca tử vong trong thảm họa động đất ở hai quốc gia này đã lên tới hơn 5.000 người. Dự kiến con số thương vong sẽ còn tiếp tục tăng khi nhiều người vẫn mắc kẹt trong đống đổ nát và lực lượng cứu hộ cũng gặp phải nhiều khó khăn do thời tiết xấu.

Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Ngày 6/2, một trận động đất 7,8 độ richter đã xảy ra ở miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ giáp Syria, khiến hàng trăm người ...

Hiện trường đổ nát, hỗn loạn sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Hiện trường đổ nát, hỗn loạn sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Các trận động đất ngày 6/2 làm rung chuyển miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria khiến ít nhất hơn 3.700 người thiệt ...

Thảm họa động đất: Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Thảm họa động đất: Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Ngay sau trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cộng đồng quốc tế triển khai các nỗ lực cứu trợ hai ...

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Năng lượng giải phóng tương đương 32 quả bom nguyên tử; gần 5.000 người tử vong

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Năng lượng giải phóng tương đương 32 quả bom nguyên tử; gần 5.000 người tử vong

Theo hãng tin Reuters và AFP, tính đến 15h00 ngày 7/2 (giờ Hà Nội), số người thiệt mạng trong thảm họa động đất mạnh tại ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 3/5. Lịch âm hôm nay 3/5/2024? Âm lịch hôm nay 3/5. Lịch vạn niên 3/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Xem tử vi 3/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Hướng dẫn đặt vé xe khách online trên Be siêu đơn giản

Hướng dẫn đặt vé xe khách online trên Be siêu đơn giản

Giờ đây, bạn có thể đặt vé xe khách online dễ dàng thông qua ứng dụng Be trên điện thoại cực tiện lợi mỗi khi đi du lịch xa. Nếu ...
Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Vì sao Mỹ lại nhắm mục tiêu vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga? Trang Oil Price lý giải 4 nguyên nhân.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động