Đồng hành cùng ký túc xá biên cương

MINH SƠN
Để chăm lo sự học cho học sinh người dân tộc Đan Lai, các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã cho ra mắt mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu tá Phan Văn Thắm chia sẻ bên mâm cơm của các em nội trú. (Ảnh: NVCC)
Thiếu tá Phan Văn Thắm chia sẻ bên mâm cơm của các em nội trú. (Ảnh: NVCC)

Đan Lai là một trong 11 dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước, chỉ phân bố tại Nghệ An. Các em nhỏ người Đai Lai còn gặp rất nhiều khó khăn vì cái nghèo và con đường từ nhà đến trường xa xôi, cách trở…

Đến từng nhà vận động học sinh đến trường

Khi các trường học cả nước rộn rã trở lại trường sau kỳ nghỉ Hè, thì Thiếu tá Phan Văn Thắm - Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn và đồng đội vẫn đến gia đình người Đan Lai ở hai bản khó khăn nhất của vùng biên giới Môn Sơn, là bản Búng và Cò Phạt, vận động gia đình có con học hết cấp một đi học cấp hai dịp năm học mới.

Thiếu tá Phan Văn Thắm chia sẻ: “Do một phần tâm lý các em học xong lớp Năm còn nhỏ, sợ xa gia đình, không muốn vào khuôn khổ trường lớp. Nhiều cha mẹ không muốn con đi học, do trước đây các em nhỏ Đan Lai từ 7-8 tuổi trở lên đã theo cha mẹ vào rừng hay ra sông thả lưới mưu sinh, nên có những hộ chúng tôi phải kiên trì vận động nhiều lần, cố gắng để trước ngày khai giảng năm học mới, các em đều đến trường”.

Trung tá Nguyễn Tiến Hạnh, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết: “Địa bàn Đồn quản lý có 80% dân tộc Thái, 8% dân tộc Kinh và 12% là tộc người Đan Lai.

Một số đồng bào dân tộc Đan Lai còn giữ các tập tục cổ hủ như: người chết được quấn chăn chiếu đem chôn chứ không có quan tài, hòm cho người chết; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đời sống tách biệt, xa văn minh, văn hóa mới.

Phụ nữ thường lấy chồng sớm, sinh con và phụ thuộc vào chồng. Đàn ông thì uống rượu, vào rừng chặt cây, phá rừng, bắt ong mưu sinh, nên đời sống rất nghèo nàn, lạc hậu”.

Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 280 về bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai tại vùng lõi Vườn quốc gia xã Môn Sơn. Năm học 2004-2005, Đồn biên phòng vận động được 11 cháu là người Đan Lai đi học cấp hai. Số học sinh tăng dần theo mỗi năm.

Năm 2018, Đồn Biên phòng Môn Sơn phối hợp với địa phương và một số tổ chức xây dựng “Ký túc xá biên cương” để hỗ trợ việc học tập của học sinh Đan Lai ổn định hơn.

Trong năm học 2022-2023, trường THCS Môn Sơn có 72 em người Đan Lai, trong đó có 30 học sinh nam, còn lại là học sinh nữ.

Gia đình các em ở bản Búng và bản Cò Phạt, khi học tiểu học, các em có điểm trường lẻ trong bản, nhưng lên THCS thì phải ra trung tâm xã với quãng đường từ 15-20 km, chủ yếu là đường đèo dốc hiểm trở hoặc nhiều em phải ngồi thuyền vượt sông Giăng đến trường, nên ở nội trú là cần thiết.

Do không phải là trường Dân tộc nội trú, nên các thầy cô giáo và nhà trường gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, quản lý số học sinh ở tại “Ký túc xá biên cương”.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 14/11/2022, Đồn Biên phòng Môn Sơn phối hợp UBND xã và nhà trường ra mắt mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” tại trường THCS Môn Sơn. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đồn cử một tổ công tác đặc biệt thuộc Đội vận động quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ “cắm trường” tại khu nội trú.

Bộ đội biên phòng Môn Sơn chỉ bảo kỹ năng sống mỗi ngày cho học sinh Đan Lai. (Ảnh: NVCC)
Bộ đội biên phòng Môn Sơn chỉ bảo kỹ năng sống mỗi ngày cho học sinh Đan Lai. (Ảnh: NVCC)

Những công việc ý nghĩa của “tổ cắm trường”

Các cán bộ, chiến sĩ đã giúp đỡ các học sinh người Đan Lai sớm làm quen, hòa nhập với cộng đồng; trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt, học tập gần với môi trường quân đội; tạo đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, hỗ trợ, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

Anh Phan Văn Thắm cho biết: “Chúng tôi coi các em học sinh Đan Lai như con của mình. Mỗi ngày đều sẻ chia, chăm sóc các em như cắt tóc, dạy các em vệ sinh thân thể, làm vườn, giặt quần áo, túc trực khi các em cảm sốt, đau ốm không kể ngày đêm”.

Với mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương”, số lượng học sinh nữ đông hơn học sinh nam có thuận lợi là các em ngoan, dễ uốn nắn vào nề nếp.

Tuy nhiên, “tổ cắm trường” cũng gặp khó khăn do đều là nam giới, trong khi, ở lứa tuổi cấp hai, học sinh nữ bắt đầu bộc lộ thay đổi rõ về giới tính. Rất may, Đồn Biên phòng Môn Sơn có nữ cán bộ biên phòng - Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh, đã cùng các cô giáo trong trường phối hợp hỗ trợ, dạy bảo học sinh nữ cặn kẽ các vấn đề liên quan giới tính.

Trung tá Trần Thanh bộc bạch: “Hầu hết các em trong độ từ 11-12 tuổi lần đầu xa bố mẹ, đến môi trường mới chưa quen, thường trốn học về nhà. Tôi lại cùng các đồng đội tỉ tê mỗi ngày, hướng dẫn kỹ năng sống cho các bé gái. Tôi cũng có con gái nên hiểu được tâm sinh lý của các con tuổi mới lớn. Tôi dạy các em tắm giặt, gội đầu, tết tóc, chăm sóc sinh lý, làm đẹp”.

Từ ngày được “mẹ Thanh biên phòng” chỉ dẫn, yêu thương vỗ về, những cô bé Đan Lai đã tự giác học tập, biết vệ sinh cá nhân, không trốn học đi chơi hay bỏ học về nhà nữa.

Hằng ngày, trường THCS Môn Sơn vang lên tiếng còi báo thức của tổ biên phòng lúc 5h30 mùa Hè, mùa Đông là 6h hoặc 6h15 để các em dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và lên lớp đúng giờ.

Sau một ngày học tập, tiếng còi đi ngủ lại vang lên lúc 21h mỗi tối, cùng tiếng điểm danh của bộ đội biên phòng.

Anh Phan Văn Thắm kể: “Các em học sinh nữ đông, nhất là lứa tuổi lớp Tám, lớp Chín dễ sa đà yêu đương. Trước đây, với tập tục cũ thì tuổi này các em đã yêu đương, thậm chí lấy chồng sớm.

Tuy nhiên, giờ đây các em phải đi học nên ngày nào chúng tôi cũng tuyên truyền phòng chống tảo hôn, rằng các em chưa đủ tuổi trưởng thành để xây dựng gia đình hay làm mẹ, cần chú tâm học tập, sau này đi làm không còn vất vả, nghèo khó như cha mẹ...”.

Vừa tiếp nhận công tác ở trường học mới, anh Lê Duy Thuận, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn, cho biết: “Năm nay, tôi sẽ chuyển công tác, nhưng tình cảm với bộ đội biên phòng - những người luôn giúp đỡ, hỗ trợ thầy trò trường THCS Môn Sơn sẽ còn mãi. Trước đây, việc duy trì số học sinh đến trường vô cùng khó khăn, nay các em đến trường ổn định, ở ký túc xá có đầy đủ chăn màn, được ăn uống, sinh hoạt tốt, nên các em không trốn học bỏ về nhà nữa”.

Thầy Thuận tự hào chia sẻ: “Trước đây, các em học hết lớp Chín là ở nhà lấy chồng, lấy vợ hoặc đi làm ăn xa, nay hầu hết các em học đã học lên phổ thông hoặc học nghề. Năm học qua, có hai em người Đan Lai đoạt giải Nhì và giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi của huyện. Đây là chuyện chưa từng có”.

Tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ y tế khu vực biển, đảo

Tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ y tế khu vực biển, đảo

Ngày 8/6/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 658/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển y tế ...

An Giang: Tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển đảo cho giáo viên và học sinh nơi biên giới

An Giang: Tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển đảo cho giáo viên và học sinh nơi biên giới

Sáng 30/8, Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) phối hợp với xã Đoàn Vĩnh Hội Đông, ...

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự ổn định và tăng trưởng hàng năm. ...

Cùng Cao Bằng khai mở tiềm năng

Cùng Cao Bằng khai mở tiềm năng

Hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của Cao Bằng đã được quảng bá tại ...

Phát động ủng hộ 'Tôi góp một ngày công vì mái ấm biên cương'

Phát động ủng hộ 'Tôi góp một ngày công vì mái ấm biên cương'

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa phát động ủng hộ “Tôi góp một ngày công vì mái ấm biên cương” trợ giúp ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.
Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động