Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với quê hương

Hoàng Thanh Tú – Nguyễn Tạ Hà Mi
Phòng Tổng hợp - Pháp lý, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã cùng các cơ quan, địa phương trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không ngừng nỗ lực kết nối, gắn kết kiều bào với quê hương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương, đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, bà con ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc.

Gặp mặt đại biểu kiều bào là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa X (2024-2029)
Uỷ ban Nhà nước về NVNONN luôn tổ chức các cuộc gặp mặt kiều bào, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của bà con. (Ảnh: Dương Tiêu)
Tin liên quan
50 năm ký ức chiến thắng và Hiệp định Paris tại Trại Davis 50 năm ký ức chiến thắng và Hiệp định Paris tại Trại Davis

Đặc biệt, khi lắng nghe những chia sẻ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về kỳ vọng đối với kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kiều bào ta càng mong mỏi được cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn.

Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Quán triệt tinh thần “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” theo chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 36 năm 2004, Ủy ban NVNONN đã cùng các cơ quan, địa phương trong nước và các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài không ngừng nỗ lực kết nối, gắn kết trái tim của cộng đồng 6 triệu NVNONN với quê hương.

Đáp lại sự chăm lo, kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, cộng đồng NVNONN ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Các hội doanh nhân, hội chuyên gia, trí thức NVNONN thường xuyên có các hoạt động kết nối với trong nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp, liên kết người Việt cả ở trong và ngoài nước.

Kiều bào khẳng định tin tưởng sâu sắc vào tương lai phát triển của đất nước, mong muốn được tích cực tham gia đóng góp hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; và đã có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước thời gian tới.

Qua các tọa đàm, hội thảo chuyên đề về pháp luật do Ủy ban cùng các cơ quan chức năng trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức trong những năm qua như Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Czech (năm 2022), Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu (năm 2022), Tọa đàm về chính sách, pháp luật trong khuôn khổ Chương trình Xuân Quê hương năm 2023, Hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ 4 (năm 2024)…, đại diện các cộng đồng NVNONN tha thiết trình bày nguyện vọng được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam về vấn đề quốc tịch.

Bên cạnh đó, qua các chương trình khảo sát, lấy ý kiến của NVNONN do Ủy ban Nhà nước về NVNONN thực hiện, đặc biệt là chương trình “Khảo sát toàn diện ý kiến người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan” (được thực hiện trên trang thông tin điện tử của Ủy ban từ năm 2021 đến nay), bà con tha thiết nhờ Ủy ban báo cáo, nêu lên những nguyện vọng, mong mỏi của cộng đồng NVNONN liên quan đến quy định trở lại quốc tịch, nhập quốc tịch của bà con.

Những ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của bà con được tổng hợp đầy đủ, rà soát phục vụ công tác nghiên cứu, báo cáo, tham mưu các cơ quan chức năng, kiến nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong tình hình mới.

Cho đến nay, những nguyện vọng, mong mỏi chính đáng của bà con về vấn đề quốc tịch đã được các cơ quan chức năng xem xét, triển khai xây dựng dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch theo hướng:

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha hoặc mẹ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, các trường hợp này được phép nộp hồ sơ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không cần phải về nước thường trú. Đối với các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.

Đó là việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước sở tại; không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam qua việc xem xét bỏ các quy định về điều kiện tại khoản 1 Điều 23 của Luật.

Đối với các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài cũng chỉ cần đáp ứng hai điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép, tương tự như trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài nói trên.

Thứ ba, xem xét giao Chính phủ hướng dẫn xác định quốc tịch Việt Nam đối với trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Việc dự thảo Luật sửa đổi có quy định này sẽ tạo điều kiện cho số đông con em của công dân Việt Nam có cơ hội được giữ quốc tịch Việt Nam.

Tăng cường công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tại vùng Đông Bắc, Thái Lan
Đoàn công tác của Uỷ ban Nhà nước về NVNONN thăm kiều bào tại vùng Đông Bắc, Thái Lan. (Nguồn: Uỷ ban Nhà nước về NVNONN)

Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi đã quy định bổ sung các điều khoản liên quan như: quy định quan hệ giữa nhà nước và công dân, khẳng định chủ quyền quốc gia đối với vấn đề quốc tịch; bổ sung “Căn cước công dân, Thẻ Căn cước, Căn cước điện tử” là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam để bảo đảm phù hợp với Luật Căn cước năm 2023; bổ sung thẩm quyền cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với các trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có cha hoặc mẹ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam, hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, hoặc có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bỏ Phiếu Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thành phần hồ sơ xin nhập/xin trở lại/xin thôi quốc tịch Việt Nam (trừ một số trường hợp miễn xác minh về nhân thân tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam); đổi tên “Phiếu Lý lịch tư pháp” thành “Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật của nước đó” nhằm bảo đảm tính linh hoạt, tạo thuận lợi cho người yêu cầu…

Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó “nới lỏng” chính sách cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam chính là để tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NVNONN, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng, NVNONN về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…

Bên cạnh đó, cùng với Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá triển khai khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch chắc chắn cũng sẽ góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Gặp gỡ 'Nghĩa tình Trường Sa' thêm gắn kết cộng đồng người Việt tại Đức với biển đảo quê hương

Gặp gỡ 'Nghĩa tình Trường Sa' thêm gắn kết cộng đồng người Việt tại Đức với biển đảo quê hương

Những hoạt động của Câu lạc bộ Trường Sa đã góp phần khơi dậy tình yêu biển đảo, niềm tự hào dân tộc trong lòng ...

Kiều bào tìm về cội nguồn dân tộc

Kiều bào tìm về cội nguồn dân tộc

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có chuyến hành ...

Ấm áp ngày Giổ Tổ của cộng đồng người Việt tại Canada

Ấm áp ngày Giổ Tổ của cộng đồng người Việt tại Canada

Ngày 12/4, Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa đã tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong không khí trang trọng và ấm cúng, ...

Tiếp tục huy động người Việt Nam ở nước ngoài phát triển kênh phân phối hàng Việt

Tiếp tục huy động người Việt Nam ở nước ngoài phát triển kênh phân phối hàng Việt

Hội nghị Tổng kết 05 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản ...

Hiện thực hóa một Việt Nam xanh hơn

Hiện thực hóa một Việt Nam xanh hơn

TS. Trần Hải Linh, doanh nhân Việt kiều tại Hàn Quốc, cho biết tâm nguyện của ông cùng đồng sự là biến những mối liên ...

Đọc thêm

Tổng Tư lệnh Ukraine tuyên bố mở rộng tấn công vào lãnh thổ Nga, khẳng định chiến dịch đang phát huy hiệu quả

Tổng Tư lệnh Ukraine tuyên bố mở rộng tấn công vào lãnh thổ Nga, khẳng định chiến dịch đang phát huy hiệu quả

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 22/6 tuyên bố sẽ mở rộng quy mô và phạm vi các đòn tấn công vào Nga.
Nổ lớn tại khu vực nhà máy điện hạt nhân chỉ vài giờ sau khi Mỹ tấn công Iran, IAEA cảnh báo mức phát tán phóng xạ rất lớn

Nổ lớn tại khu vực nhà máy điện hạt nhân chỉ vài giờ sau khi Mỹ tấn công Iran, IAEA cảnh báo mức phát tán phóng xạ rất lớn

Một 'vụ nổ lớn' đã xảy ra tại tỉnh Bushehr – nơi có nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Iran – chỉ vài giờ sau khi Mỹ tiến ...
Căng thẳng chưa hạ nhiệt, Campuchia sẽ ngừng nhập khẩu tất cả nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan từ đêm 22/6

Căng thẳng chưa hạ nhiệt, Campuchia sẽ ngừng nhập khẩu tất cả nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan từ đêm 22/6

AKP đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố bắt đầu từ nửa đêm 22/6, nước này sẽ ngừng nhập khẩu tất cả nhiên liệu và khí đốt từ ...
iPhone XS và iPad gen 5 trở thành sản phẩm 'cổ điển'

iPhone XS và iPad gen 5 trở thành sản phẩm 'cổ điển'

Apple đã chính thức đưa bộ đôi iPhone XS và iPad gen 5 (2017) vào danh sách sản phẩm “cổ điển” của hãng, khiến chủ nhân những thiết bị này ...
Apple thống trị thị trường máy tính bảng toàn cầu quý I

Apple thống trị thị trường máy tính bảng toàn cầu quý I

Theo như báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Canalys, số lượng máy tính bảng xuất xưởng trên toàn cầu trong giai đoạn quý I tăng 8,5% so ...
Realme 15 Pro “trình làng” với loạt màu sắc mới và cấu hình ấn tượng

Realme 15 Pro “trình làng” với loạt màu sắc mới và cấu hình ấn tượng

Rò rỉ mới hé lộ realme 15 Pro sẽ có đến 3 tùy chọn màu sắc bắt mắt cùng cấu hình ấn tượng, hứa hẹn là sẽ là lựa chọn ...
Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á là cơ hội để Bắc Kinh đặt chân sâu hơn vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên lục địa Á-Âu.
Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Trung Đông một lần nữa nóng bỏng với các cuộc tấn công trả đũa giữa Israel và Iran, sự chia rẽ sâu sắc của thế giới, khu vực khiến cho 'phanh hãm' xung đột bị ...
Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Hòn đảo Greenland đang trở thành nơi để Pháp và châu Âu gửi thông điệp tới người đồng minh bên kia Đại Tây Dương nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Một lệnh ngừng bắn toàn diện và tiếp đó là giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Sau hứa hẹn trao đổi bản ghi nhớ về thỏa thuận giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine, chiến sự lại bùng phát. Các bên toan tính gì?
Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Dù là sự kiện thường niên nhưng Đối thoại Shangri-La 2025 tại Singapore không dừng ở diễn đàn cho những cuộc thảo luận không hồi kết.
Tin đáng chú ý từ báo chí Mỹ sau khi Tổng thống Trump ra lệnh ném bom cơ sở hạt nhân Iran

Tin đáng chú ý từ báo chí Mỹ sau khi Tổng thống Trump ra lệnh ném bom cơ sở hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức đáng chú ý trên truyền thông sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã tấn công vào 3 cơ sở hạt nhân Iran
Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Mỹ đã có cơ hội đạt được một 'thỏa thuận lớn' với Iran như Tổng thống Donald Trump mong muốn từ năm 2003.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh, Quốc hội Việt Nam bỏ quy định giới hạn số con trong mỗi gia đình - bước chuyển quan trọng trong chính sách dân số.
Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Khi xung đột Israel-Iran leo thang, ông Trump không thể đứng ngoài nếu không muốn tình hình đi quá xa và ngày càng khó giải quyết.
Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Chuyến thăm Canada của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội hiếm hoi nối lại tiếp xúc cấp cao sau giai đoạn căng thẳng.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Phiên bản di động