Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc cải cách để tham gia 'sân chơi' CPTPP?

Nguyễn Thúy
Báo The Straits Times phân tích những lý do đằng sau việc Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tháng Chín vừa qua, Bắc Kinh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) quy tụ 11 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương và đang hướng tới mở rộng thêm số lượng thành viên.

Động thái của Trung Quốc hoàn toàn không gây bất ngờ khi Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại cuộc họp báo thường niên vào tháng 3/2020 rằng Bắc Kinh “có thái độ tích cực và cởi mở đối với việc gia nhập CPTPP”.

Sau đó, vào tháng 11/2020 tại hội nghị các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu cho biết, Bắc Kinh cân nhắc việc gia nhập khối thương mại này.

Hàng hóa lưu chuyển tại cảng Ninh Ban
Hàng hóa lưu chuyển tại cảng Ninh Ba, Châu Sơn, một trong những cảng nhộn nhịp nhất thế giới. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, khi Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập, động thái này của Bắc Kinh đã khiến nhiều người không khỏi băn khoăn.

Xét cho cùng, các quy định của CPTPP đối với các lĩnh vực như quyền lao động và các công ty thuộc sở hữu nhà nước là rất nghiêm ngặt. Việc tuân thủ hiệp định sẽ đòi hỏi phải có nhiều sự thay đổi từ phía Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc đang hướng tới áp đặt sự kiểm soát lớn hơn của nhà nước đối với nền kinh tế. Điều này đi ngược lại các nguyên tắc dựa trên thị trường của CPTPP. Trung Quốc cũng bắt đầu thực hiện chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” nhìn chung mang tính hướng nội, ưu tiên xây dựng khả năng tự lực trong sản xuất và phân phối của đất nước.

Vậy động cơ để Bắc Kinh xin gia nhập hiệp định thương mại này là gì?

Trung Quốc được lợi gì khi gia nhập CPTPP?

Nhà phân tích Mireya Solis thuộc Viện Brookings cho rằng, việc tham gia khối thương mại này sẽ củng cố động lực hội nhập kinh tế của Trung Quốc, vốn được xây dựng dựa trên sự tham gia của nước này vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia và sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.

Trong một bài viết gần đây, bà Mireya Solis cho rằng CPTPP có thể sẽ là niềm tự hào đặc biệt của Trung Quốc với tư cách là “quán quân” của toàn cầu hóa kinh tế.

Tin liên quan
Sức hút CPTPP và Sức hút CPTPP và 'bước tiến khổng lồ' của Trung Quốc

Mặt khác, Giáo sư Chen tin rằng việc Trung Quốc sẵn sàng đàm phán về các điều khoản thương mại công bằng với các thành viên CPTPP cho thấy nước này muốn tìm cách cải thiện các quy tắc thương mại trong các khuôn khổ đa phương như thế này.

Có lý do thực tế đơn giản là lợi ích kinh tế. Tạp chí tài chính của Trung Quốc, tờ Caixin Global, trong một bài báo gần đây đã trích dẫn lời của các chuyên gia cho rằng việc gia nhập CPTPP sẽ giúp tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc từ 0,74 đến 2,27 điểm phần trăm và xuất khẩu tăng từ 4,69 đến 10,25 điểm phần trăm.

Tiến sỹ Tommy Wu thuộc công ty tư vấn Oxford Economics lưu ý, mặc dù đúng là việc Trung Quốc theo đuổi chiến lược “kinh tế tuần hoàn kép” liên quan đến việc tập trung vào nền kinh tế trong nước, đặc biệt là khả năng tự lực đối với công nghệ của riêng mình, nhưng Trung Quốc cũng muốn lĩnh vực sản xuất duy trì ổn định.

Bắc Kinh muốn duy trì vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu để duy trì quy mô sản xuất. Vì vậy, Trung Quốc muốn tiếp tục mở cửa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các nhà phân tích cho rằng một lý do then chốt khác để Trung Quốc gia nhập CPTPP là thúc đẩy cải cách trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước. Giáo sư Chen lưu ý những cải cách trong doanh nghiệp nhà nước (SOE) đã dừng lại sau khi đạt được một số thành công trong những năm 1990, dẫn đến sự chi phối của lĩnh vực này gây phương hại cho lĩnh vực tư nhân.

Mặc dù các công ty thuộc sở hữu nhà nước này được hưởng ưu đãi và trợ cấp “ngầm” từ nhà nước, nhưng tỷ suất sinh lợi trên tài sản của họ đã giảm xuống dưới 2% kể từ năm 2015 và năng suất của họ chỉ bằng 40% lĩnh vực tư nhân.

Theo Giáo sư Chen, gia nhập CPTPP có thể là một động thái mang tính chiến lược, để buộc các SOE phải tiến hành cải cách thông qua sức ép bên ngoài.

Tuy nhiên, tờ SCMP trong một bài báo hồi đầu tháng 11 đã trích dẫn lời một cố vấn không nêu tên cho Chính phủ Trung Quốc nói rằng có khả năng Bắc Kinh sẽ duy trì một số trợ cấp và quy định của riêng mình đối với các công ty nhà nước, mặc dù Trung Quốc có thể tiến gần hơn đến các điều kiện được yêu cầu để gia nhập CPTPP.

Giáo sư Chen cho rằng Trung Quốc sẽ hứa hẹn cải cách trong một số lĩnh vực và yêu cầu miễn trừ đối với một số lĩnh vực khác.

Những trở ngại của Bắc Kinh

Nhà đàm phán thương mại Mỹ Wendy Cutler gần đây đã nhấn mạnh trên tạp chí The Diplomat rằng, trong nhiều năm, Trung Quốc đã tiến gần hơn đến các nghĩa vụ của CPTPP trong một số lĩnh vực, bao gồm tự do hóa thị trường dịch vụ, dỡ bỏ những hạn chế về đầu tư, tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, bà bổ sung rằng trong nhiều lĩnh vực như SOE, quyền lao động, bảo vệ môi trường và thương mại điện tử vẫn tồn tại những khoảng cách lớn giữa các quy định tiêu chuẩn cao của CPTPP và những hành vi thương mại của Trung Quốc.

Tiến sỹ Solis của Viện Brooking chỉ ra rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã rời xa tinh thần của CPTPP về bảo vệ quyền lao động, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân và tự do lưu chuyển dữ liệu.

Việc Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghệ cao và các yêu cầu thắt chặt nội địa hóa dữ liệu theo luật bảo mật dữ liệu mới là nguyên nhân gây lo ngại cho các đối tác thương mại của Trung Quốc - trong đó có nhiều thành viên CPTPP.

Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc cải cách để tham gia 'sân chơi' CPTPP?
Ngày 11/11/2001, ông Shi Guangsheng, Bộ trưởng Ngoại thương lúc đó của Trung Quốc, ký văn kiện đưa nước này gia nhập WTO tại Doha. (Nguồn: Reuters)

Vấn đề đặt ra là liệu Trung Quốc có sẵn sàng thực hiện các cải cách kinh tế sâu rộng như họ đã làm để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 hay không?

Một số người tỏ ra hoài nghi. Chuyên gia cao cấp Stephen Olson thuộc Quỹ Hinrich đánh giá Trung Quốc đã chứng tỏ kỹ năng rất tốt trong việc vô hiệu hóa các quy tắc thương mại trong các hiệp định khác và hoàn toàn có khả năng quản lý các đòi hỏi của CPTPP.

Ông Olson bổ sung rằng Trung Quốc có thể thực hiện các cách diễn giải rộng về các nguyên tắc để tránh những nghĩa vụ có vấn đề, như họ đã làm ở những nơi khác. Ông trích dẫn chương thương mại điện tử cho phép các thành viên áp đặt các hạn chế đối với dữ liệu xuyên biên giới để đạt được “mục tiêu chính sách công hợp pháp” mà Trung Quốc có thể diễn giải rộng ra.

Tin liên quan
Canada Canada 'không có lý do ủng hộ' Trung Quốc gia nhập CPTPP

Chuyên gia Olson cho rằng Trung Quốc cũng có thể phá vỡ các nguyên tắc của CPTPP như quy định cấm yêu cầu chuyển giao hoặc truy cập mã nguồn của phần mềm máy tính bằng cách gây áp lực buộc các công ty nước ngoài phải làm như vậy, nếu không sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của họ. Trước đây, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng các chiến thuật gây sức ép như vậy.

Cũng có lo ngại rằng việc cho phép Trung Quốc được hưởng những miễn trừ rộng rãi sẽ làm giảm các tiêu chuẩn của Hiệp định.

Tiến sỹ Solis tin rằng không có khả năng nhiều nước thành viên sẽ muốn thấy những quy định của thỏa thuận này bị suy yếu. Họ đã làm việc hết sức vất vả để cứu vãn Hiệp định sau khi Mỹ rút khỏi.

Có thể có sự phản đối việc Trung Quốc gia nhập CPTPP. Quan hệ của Trung Quốc với một số nước đã trở nên căng thẳng, như với Australia về vấn đề nguồn gốc của dịch Covid-19, với Canada về việc Bắc Kinh bắt giữ công dân nước này và với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp biển đảo. Các nước này đều là đồng minh của Mỹ.

Việc trở thành thành viên CPTPP được cho sẽ là một quá trình dài hơi đối với Trung Quốc.

Một số chuyên gia tin rằng việc gia nhập sẽ chỉ xảy ra sau khi Mỹ làm điều tương tự. Tuy nhiên, Mỹ hiện không có ý định gia nhập trở lại chủ yếu vì sự phản đối ở trong nước.

CPTPP 'nóng' tại APEC, cơ hội đối thoại với Trung Quốc

CPTPP 'nóng' tại APEC, cơ hội đối thoại với Trung Quốc

Vấn đề Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) nộp đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái ...

New Zealand không phản đối Trung Quốc tham gia CPTPP?

New Zealand không phản đối Trung Quốc tham gia CPTPP?

Theo nhật báo The Australian, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho rằng, Trung Quốc nên được tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện ...

(theo The Strait Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động