Nhỏ Bình thường Lớn

Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài

Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga, các doanh nghiệp nước này có thể mất hàng tỷ USD do vấn đề thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài.
Đồng minh thân cận lo chịu trừng phạt từ Mỹ, hàng tỷ USD của doanh nghiệp Nga 'lênh đênh' ở nước ngoài
Nga sẽ tìm cách tăng tỷ lệ thanh toán bằng tiền tệ của các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). (Nguồn: Istock)

Trong tháng 7/2024, tài sản tài chính ở nước ngoài của Liên bang Nga đã tăng thêm 4,7 tỷ USD.

Dữ liệu từ Ngân hàng trung ương Nga cho thấy, quốc gia này đã chứng kiến ​​tài sản tài chính nước ngoài tăng vọt 44,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay, cao hơn gấp đôi mức tăng 21,4 tỷ USD được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2023.

Đồng minh thân cận "quay lưng"

Ngân hàng trên lý giải, sự tăng vọt của tài sản tài chính nước ngoài phần lớn là do "sự chậm trễ trong thanh toán cho các hoạt động ở nước ngoài" và các khoản thanh toán tích lũy ở nước ngoài khi "chuỗi thanh toán quốc tế trở nên phức tạp hơn".

Tháng 12/2023, Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng nước ngoài giao dịch với Nga, cho phép Bộ Tài chính Mỹ loại họ ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do đồng USD dẫn đầu.

Động thái đó đã đẩy các ngân hàng quốc tế đóng cửa đối với các doanh nghiệp Nga hoặc hạn chế nghiêm ngặt lượng tài chính mà họ cung cấp - ngay cả từ các đồng minh thân cận nhất của đất nước này.

Tin liên quan
Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì?

Các thương nhân nói với Reuters rằng, năm nay, Ấn Độ, nước mua dầu khổng lồ của Moscow thời gian qua, đã từ chối một số tàu chở dầu khỏi bờ biển nước này. Nguyên nhân bởi những tranh chấp thanh toán giữa các nhà cung cấp Moscow và các nhà máy lọc dầu New Delhi.

Theo dữ liệu vận chuyển được Bloomberg trích dẫn, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), một khách hàng dầu mỏ lớn khác của Nga, vừa trấn áp hạm đội bóng tối, cấm một số tàu chở dầu cập cảng nước này.

Và Trung Quốc - một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Nga - hiện có hầu hết các ngân hàng từ chối chấp nhận thanh toán từ Điện Kremlin.

Đương nhiên, Moscow vẫn có một số đồng minh sẵn sàng trao đổi và kinh doanh.

Quốc gia này cũng theo đuổi các phương thức thanh toán thay thế, chẳng hạn như tiền điện tử, để duy trì hoạt động kinh doanh.

Mới nhất, Nga và Ấn Độ đang xem xét ý tưởng về tỷ giá hối đoái Rupee - Ruble để bắt đầu giao dịch trực tiếp bằng hai loại tiền tệ này.

Hồi tháng 6/2024, Tổng thống Putin cho biết, đất nước sẽ tìm cách tăng tỷ lệ thanh toán bằng tiền tệ của các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).

"Các quốc gia BRICS nỗ lực thiết lập một hệ thống thanh toán độc lập không chịu áp lực chính trị, gian lận và các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Nga đã lên kế hoạch chi tiết cho một cuộc cải tổ lớn đối với thị trường tài chính trong nước, bao gồm tăng gấp đôi giá trị thị trường chứng khoán vào cuối thập kỷ này, giảm nhập khẩu và tăng đầu tư vào tài sản cố định.

Nền kinh tế có lo?

Giới phân tích cho rằng, việc Nga ngày càng bị cô lập khỏi thị trường toàn cầu có thể gây ra hậu quả lớn cho tương lai kinh tế.

Một nhà kinh tế của Đại học California (Mỹ) nói với Business Insider rằng, hoạt động thương mại năng lượng đang suy yếu của Moscow và sự "cô đơn" trong thị trường tài chính sẽ tác động tới nền kinh tế vào năm 2025.

Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt lên 18% từ tháng 7/2024, mức cao nhất kể từ đợt tăng lãi suất khẩn cấp hồi tháng 2/2022 lên 20%.

Thống đốc Elvira Nabiullina thừa nhận nền kinh tế có dấu hiệu "quá nóng" và chỉ ra những khó khăn trong thanh toán quốc tế, tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây, là yếu tố khác thúc đẩy lạm phát.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng các số liệu đang chứng tỏ kinh tế Nga "vững như thép". Bất chấp hàng loạt đợt trừng phạt của phương Tây từ tháng 3/2022, tăng trưởng kinh tế của đất nước vẫn gây bất ngờ cho giới chuyên gia.

Ngày 9/8/2024, Cơ quan thống kê Rosstat thông báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nga tăng 4% trong quý II/2024 và được dự báo tăng 3,2% cho cả năm 2024.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP Nga tăng trưởng 3,2% vào 2024, vượt mức 2,7% của Mỹ.

Đồng Nhân dân tệ tăng - nỗi lo mới của doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc

Đồng Nhân dân tệ tăng - nỗi lo mới của doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp xuất khẩu tại Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức mới: đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng giá.

Tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Hoa Kỳ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Hoa Kỳ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Đại sứ Marc Evans Knapper khẳng định sẽ tiếp tục trao đổi với các bộ, ngành liên quan để sớm công nhận quy chế kinh ...

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Tâm lý thất vọng phản ánh sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu châu Âu và làm nổi ...

Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì?

Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì?

Hai năm rưỡi kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu và nhiều đợt trừng phạt, khí đốt tự nhiên ...

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phác thảo hơn 300 cải cách sẽ ...

(theo Business Insider, france24.com)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua