Nhỏ Bình thường Lớn

Đông Nam Á hậu Covid-19: Du khách trở lại, chi tiền nhiều hơn, những 'cơn gió ngược' vẫn đang ở phía trước

Sau hơn hai năm bị ngăn cách bởi đại dịch Covid-19, khách du lịch đã trở lại Đông Nam Á. Tuy nhiên, khu vực này vẫn phải đối mặt với những "cơn gió ngược" của thị trường toàn cầu.
Đông Nam Á hậu Covid-19: Du khách trở lại, chi tiền nhiều hơn
Du lịch là ngành trọng tâm của nền kinh tế Đông Nam Á. Khách du lịch tại Thái Lan. (Ảnh: Iam Anupong/iStock)

Theo công ty phân tích dữ liệu chuyến bay Cirium, các chuyến bay đang dần trở lại mức năm 2019 ở các nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á. Singapore, Thái Lan và Malaysia là những điểm đến phổ biến nhất trong năm 2022.

Theo Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc, du lịch là ngành trọng tâm của nền kinh tế Đông Nam Á. "Ngành công nghiệp không khói" chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam, Singapore và Malaysia và từ 20-25% GDP ở Thái Lan, Campuchia, Philippines.

Gary Bowerman, Giám đốc công ty nghiên cứu du lịch Check-in Asia cho hay: "Đại dịch có lẽ tàn phá ngành du lịch ở Đông Nam Á nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới bởi các chính phủ đã đóng cửa biên giới trong gần hai năm. Thậm chí, một số quốc gia còn duy trì hạn chế đối với việc đi lại trong nước".

Thay đổi thói quen du lịch

Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines không còn yêu cầu khách du lịch đã tiêm phòng vaccine Covid-19 phải xét nghiệm trước khi đi du lịch.

Stanley Foo, người sáng lập công ty lữ hành Oriental Travel & Tours cho biết, kể từ ngày 1/4, tất cả du khách đã được tiêm chủng đầy đủ có thể tận hưởng chuyến du lịch đến Singapore mà không cần cách ly với các biện pháp phòng ngừa Covid-19. Du khách bắt đầu "đặt hàng" nhiều chuyến đi hơn và chi tiêu nhiều hơn trước.

Trước đại dịch, công ty Oriental Travel & Tours nhận được khoảng 20 đơn đặt hàng mỗi tuần, chủ yếu là các chuyến đi kéo dài 3-4 ngày. Nhưng hiện tại, công ty đang xử lý 25 lượt đặt chỗ mỗi tuần, một số chuyến đi dài đến 10 ngày.

Ông Foo cho biết, trước đại dịch chi tiêu trung bình cho các chuyến du lịch trong khoảng 2.000 USD/người nhưng hiện tại đã lên 4.000-6.000 USD/người.

Ông nhận xét: “Khách du lịch đã tiết kiệm đủ trong hai năm qua".

Ông Foo và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của công ty đang đưa khách hàng đến những địa điểm mới, ngoài hành trình du lịch thông thường. Đơn cử như đến vùng ngoại ô để xem người dân tập thái cực quyền hay trải nghiệm uống cà phê “theo cách của người Singapore”.

Ông Foo nói: "Khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Điều đó hoàn toàn trái ngược với công việc kinh doanh trước đại dịch, khi công dân Trung Quốc nằm trong nhóm khách hàng lớn nhất của công ty".

Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trong năm 2019, du khách từ Trung Quốc chiếm hơn 30% lượng khách du lịch đến một số quốc gia Đông Nam Á. Chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc có thể "gây đau đớn cho khu vực".

John Grant, nhà phân tích trưởng của công ty dữ liệu du lịch OAG nhận thấy, sự phục hồi du lịch của châu Á chậm hơn so với các châu lục khác vì phụ thuộc vào du khách quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc, cũng như chiến lược mở cửa trở lại khác nhau trong khu vực.

Đông Nam Á hậu Covid-19: Du khách trở lại, chi tiền nhiều hơn
Các doanh nghiệp khai thác du lịch ở Đông Nam Á sẽ nhắm mục tiêu đến khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Ấn Độ để bù đắp cho sự thiếu hụt khách Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Những "cơn gió ngược" phía trước

Tuy nhiên, đà phục hồi du lịch của Đông Nam Á phải đối mặt với những "cơn gió ngược" của thị trường toàn cầu như: chi phí, lãi suất tăng, lạm phát và suy thoái tiềm ẩn.

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, giá nhiên liệu máy bay vào đầu tháng 6/2022 đã tăng 128% so với một năm trước. Do đó, các hãng hàng không đang tăng giá vé.

Ông Grant nhận thấy, ít nhất cho đến nay, vé máy bay tăng không ảnh hưởng đến nhu cầu di chuyển của người dân vì nhu cầu đã bị dồn nén suốt hai năm qua. Tuy nhiên, nếu lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân, nhu cầu du lịch có thể thay đổi.

Lãi suất tăng có thể sẽ làm mất giá đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi so với USD, khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn và số tiền du khách có thể chi tiêu cho du lịch sẽ giảm.

Dầu vậy, những người trong ngành du lịch tiết lộ, hầu hết khách du lịch vẫn chưa hủy kế hoạch.

Trưởng bộ phận quan hệ công chúng khu vực châu Á của Expedia Lavinia Rajaram cho hay, các du khách đến từ Singapore đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ cuối năm, trong khi đó, du khách từ các quốc gia khác đang đặt các chuyến đi vào tháng 9,10/2022.

Ông Rajaram nói thêm, nếu các hãng hàng không nâng công suất chuyến bay trở lại mức trước đại dịch, giá vé máy bay có thể trở lại mức bình thường.

Nguồn nhân lực thiếu hụt

Ngay cả khi Đông Nam Á tiếp tục thu hút khách du lịch, các hãng hàng không có thể bị quá tải bởi không tìm được đủ nhân lực phục vụ các chuyến bay.

Nhiều người làm trong ngành du lịch hàng không đã nghỉ việc vì Covid-19. Tại châu Âu, mức lương thấp đã khiến việc làm việc tại các sân bay và hãng hàng không trở nên kém hấp dẫn.

Tại Singapore, Tập đoàn sân bay Changi muốn tuyển dụng 250 nhân lực vào cuối năm nay. Hãng hàng không Singapore Airlines đã tuyển dụng 800 tiếp viên, con số này “nhiều hơn gấp 3-4 lần” so với mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, tháng 4/2022, Tập đoàn sân bay Changi đã phải dời lại một số chuyến bay trong 4 ngày cuối tuần vì tình trạng thiếu nhân sự.

Ủy ban Hàng không Malaysia cũng tiết lộ, các hãng hàng không địa phương đang tích cực tuyển dụng.

Truyền thông Malaysia cho hay, khoảng 1/10 chuyến bay nội địa bay trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm Hari Raya Aidilfitri vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 bị hoãn, một phần vì thiếu nhân lực.

Thái Lan: Kinh tế Chiang Mai hồi sinh nhờ hoạt động du lịch, Phuket kỳ vọng vào du khách Ấn Độ

Thái Lan: Kinh tế Chiang Mai hồi sinh nhờ hoạt động du lịch, Phuket kỳ vọng vào du khách Ấn Độ

Kể từ ngày 1/7, Thái Lan dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh, đặc biệt, các yêu cầu về thẻ thông hành (Thailand ...

Du lịch Thái Lan - hành trình phục hồi khó khăn từ Hộp cát Phuket và quả ngọt đầu mùa

Du lịch Thái Lan - hành trình phục hồi khó khăn từ Hộp cát Phuket và quả ngọt đầu mùa

Một năm sau khi ra mắt mô hình Hộp cát Phuket (Phuket Sandbox) vào ngày 1/7/2021, Thái Lan đang là một trong những nước dẫn ...

(theo CNBC)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi