Đông Nam Á và nỗi lo nước biển dâng

Hoàng Trung Hiếu
Các nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt các quốc gia có biển như Singapore và Indonesia, đang phải ra sức ứng phó vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á và nỗi lo nước biển dâng
Do biến đổi khí hậu, mực nước biển xung quanh Singapore được dự đoán sẽ tăng lên tới 1m vào năm 2100. (Nguồn: Straits Times)

Bộ trưởng Môi trường và Bền vững Singapore Koh Poh Koon hôm 2/3 cho biết, nước này sắp triển khai một chương trình nghiên cứu trị giá 125 triệu USD dành cho việc tăng cường khả năng quản lý lũ lụt và bảo vệ bờ biển của quốc đảo này.

Theo Cơ quan cấp nước quốc gia PUB, chương trình nhằm xác định rõ hơn tác động của biến đổi khí hậu đối với các khu vực ven biển của Singapore, nó có thể hỗ trợ các nghiên cứu bảo vệ vùng ven biển trên toàn quốc và các vùng có nguy cơ bị lũ lụt ở ven biển và nội địa.

Chương trình sẽ bao gồm các nghiên cứu nhằm phát triển các giải pháp sáng tạo, bền vững và thông minh cho môi trường đô thị - một thách thức mà nhiều thành phố ven biển khác cũng phải đối mặt.

Các giải pháp bảo vệ bờ biển bền vững, dựa vào thiên nhiên như trồng rừng ngập mặn, hay quản lý thông minh như sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng được nghiên cứu áp dụng.

Chương trình do Đại học Quốc gia Singapore thực hiện, cùng các đối tác gồm Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore, Viện Công nghệ Singapore và Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu.

Bà Hazel Khoo, người đứng đầu Ban bảo vệ bờ biển của PUB, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành khoảng 40-50 nghiên cứu mới (về lĩnh vực bảo vệ vùng ven biển, chống ngập lụt) và đào tạo khoảng 20-30 nghiên cứu sinh, từ đó có thể xây dựng một đội ngũ chuyên gia địa phương cho công tác nghiên cứu vùng ven biển”.

Do biến đổi khí hậu, mực nước biển xung quanh Singapore được dự đoán sẽ tăng thêm 1m vào năm 2100. Những cơn bão có thể xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến nguy cơ lũ lụt gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng đối với nước này là tăng cường khả năng phục hồi sau lũ lụt.

Theo bà Khoo, chương trình sẽ giúp xây dựng nên kho kiến ​​thức về sự xuất hiện của mực nước biển cực đoan, sóng và bão, cũng như cách mà các vùng ven biển sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu.

Điều này sẽ rất quan trọng trong việc xác định tác động của mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển và các vùng nội địa, nhằm tìm ra và phát triển các giải pháp tối ưu.

Vấn đề chung của khu vực

Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nặng nề đối với khu vực Đông Nam Á. Nước biển dâng là nguyên nhân đe dọa cơ sở hạ tầng và cuộc sống của người dân các nước trong khu vực.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, do dân cư sống tập trung đông đúc ven biển.

Theo Viện Nghiên cứu Deltares (Hà Lan), khoảng 157 triệu người đang sống ở những nơi thấp 2m so với mực nước biển, con số này sẽ tiếp tục tăng lên nếu như mực nước biển dâng cao trong những thập niên tới.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo, mực nước biển có thể sẽ dâng thêm 0,8m từ nay tới năm 2100. Nếu mực nước biển tăng lên 1m sẽ khiến cho một số vùng đồng bằng đông dân cư chìm dưới nước, khi đó 28 triệu người tại Indonesia, 23 triệu người tại Thái Lan và 38 triệu người Việt Nam có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ này.

Bà Cheryl Tay - nghiên cứu sinh tại Trường Môi trường châu Á thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore lưu ý rằng, nhiều thành phố ven biển ở châu Á hiện đang phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, do đó, việc khai thác nước ngầm để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng tăng.

Ảnh vệ tinh chụp 48 thành phố ven biển từ năm 2014-2020 ghi nhận tốc độ chìm trung bình là 16,2mm mỗi năm. Một số thành phố có mức sụt lún đất khoảng 43mm một năm. Hiện thành phố Jakarta của Indonesia đang lún xuống với tốc độ 4,4mm mỗi năm.

“Lũ lụt có thể làm hư hại tài sản và cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp cực đoan, lũ lụt có thể ảnh hưởng đến sinh kế do làm hư hại đất sản xuất nông nghiệp và buộc người dân phải di chuyển khi không thể ở được nơi đó”, bà Cheryl Tay nói.

Mực nước biển dâng trung bình toàn cầu hiện nay là 3,7mm mỗi năm. Tại Singapore, mực nước biển trung bình đang tăng với tốc độ từ 3-4mm mỗi năm. Dữ liệu của Cơ quan Khí tượng Singapore cho thấy, mực nước biển ở đây đã tăng 14cm kể từ mức trước năm 1970.

Thủ đô Jakarta (Indonesia) cũng đang chìm xuống do sụt lún. Hệ thống đường ống ở đây không cung cấp đủ nước sạch cho người dân. Do đó họ chủ yếu sống dựa vào nguồn nước giếng lấy từ các tầng nước nông, kết quả là mặt đất phía trên ngày càng sụt xuống.

Theo National Geographic, trong 15 năm nữa, 80% diện tích phía Bắc của Jakarta sẽ nằm dưới mực nước biển. Trong 50 năm nữa, các đường phố hiện tại có thể ở dưới mực nước ít nhất 30 cm.

Với hơn 50 người chết và 300.000 dân buộc phải sơ tán, trận lụt năm 2007 chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho Jakarta khi nước ngập hơn 1/3 thành phố.

Trồng rừng ngập mặn ngăn nước biển

Bên cạnh các biện pháp như xây dựng đê biển và hệ thống thoát nước, trồng rừng ngập mặn là một phương thức hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng nước biển dâng.

Theo nghiên cứu của Đại học Southamton (Anh) cùng Đại học Auckland và Đại học Waikato (New Zealand), rừng ngập mặn giúp chống xói mòn các khu vực bờ biển do các rễ cây giữ lại đất. Hơn nữa, rừng ngập mặn còn tạo ra một hệ thống kênh rạch, những con kênh này bị bồi lắng bùn đất trở nên nông dần, tạo thành hệ thống ngăn nước thủy triều tràn vào sâu trong nội địa.

Bà Cheryl Tay cho rằng, các chính phủ nên xây dựng các hệ thống phòng thủ ven biển như xây tường chắn biển, hoặc sử dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên như trồng rừng ngập mặn.

“Chính phủ các nước cũng nên giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nếu việc khai thác các nguồn tài nguyên như nước ngầm, dầu và khí đốt là lý do gây ra sụt lún đất cho một thành phố cụ thể, thì cần có các giải pháp phù hợp” - bà nhấn mạnh.

Các thành phố cần tìm kiếm các nguồn nước khác để thay thế cho việc sử dụng nước ngầm, đồng thời cần bổ sung nước ngầm để hạn chế tình trạng sụt lún đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cảnh giác cao độ với El Niño 2023

Cảnh giác cao độ với El Niño 2023

Nhiều dự báo khoa học cho thấy hiện tượng El Niño sẽ quay trở lại vào cuối năm 2023, khiến tình hình thời tiết khắc ...

Ấn Độ: Nguy cơ nước biển dâng đe dọa hàng chục triệu dân

Ấn Độ: Nguy cơ nước biển dâng đe dọa hàng chục triệu dân

Năm 2050, gần 40 triệu người dân Ấn Độ sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng do biến ...

Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia, thành phố

Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia, thành phố

​Nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới vào cuối thế kỷ 21 nếu con ...

Mỹ: Hàng nghìn địa danh lịch sử có thể bị nước biển nhấn chìm

Mỹ: Hàng nghìn địa danh lịch sử có thể bị nước biển nhấn chìm

Giới khoa học cảnh báo chỉ 1m nước biển dâng sẽ khiến hơn 13.000 công trình khảo cổ học quan trọng ở miền Đông Nam ...

Thung lũng Silicon có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm

Thung lũng Silicon có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm

Vịnh San Francisco của Mỹ, nơi đặt Thung lũng Silicon, đang lún dần xuống biển và trung tâm công nghệ của thế giới đối mặt ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Phiên bản di động