Nhiều người Trung Quốc sẽ đổi đồng Nhân dân tệ lấy ngoại tệ để đi du lịch, dẫn đến dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn. (Nguồn: Bloomberg) |
Sau khi đạt mức cao nhất trong 14 năm, gần 420 tỷ USD vào năm ngoái, thặng dư tài khoản vãng lai - thước đo rộng nhất về thương mại hàng hóa và dịch vụ - tại Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp mạnh trong năm nay.
Các nhà kinh tế được hãng Bloomberg khảo sát dự đoán, thặng dư tài khoản vãng lai sẽ suy yếu xuống 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay, giảm từ mức 2,3% vào năm 2022.
Sự sụt giảm không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn gây áp lực đến đồng Nhân dân tệ. Ít xuất khẩu hơn có nghĩa là "túi tiền" của đất nước sụt giảm. Trong khi đó, du lịch nước ngoài tăng mạnh có nghĩa là nhiều người Trung Quốc sẽ đổi đồng Nhân dân tệ lấy ngoại tệ để chi tiêu, dẫn đến dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn.
Tăng thách thức
Sức mạnh xuất khẩu của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch là một trong những yếu tố hỗ trợ chính cho nền kinh tế và tài khoản vãng lai. Xuất khẩu hàng hóa kỷ lục và cán cân thương mại cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái đã giúp bù đắp cho tình trạng sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản và tác động từ các biện pháp hạn chế vì Covid-19.
Khu vực xuất khẩu của đất nước này cung cấp hơn 180 triệu việc làm. Sự chậm lại trong thương mại trong năm nay sẽ làm giảm thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời làm tăng thêm những thách thức mà nền kinh tế lớn thứ hai phải đối mặt trong việc mở rộng nhu cầu trong nước.
Nhà kinh tế trưởng Dan Wang của Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc nhận định: “Rất có khả năng Trung Quốc sẽ chứng kiến thâm hụt thương mại vào năm 2023. Điều này kéo tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, khiến lợi nhuận và việc làm trong lĩnh vực sản xuất sụt giảm theo”.
Nhà kinh tế này cho biết thêm, cán cân thương mại đảo ngược cũng sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng đối với đồng Nhân dân tệ, làm tăng tính biến động trên thị trường tài chính.
dựa trên dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước cho thấy, b
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo cho thấy, Trung Quốc đang đối mặt với một loạt vấn đề kinh tế dài hạn được cho là sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, bao gồm dân số lão hoá và tổng năng suất lao động tăng chậm lại.
Nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo của IMF cũng nhấn mạnh, mặt hạn chế của mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư của Trung Quốc. Trong mô hình này, dòng vốn khổng lồ được rót vào các doanh nghiệp quốc doanh và lĩnh vực bất động sản. Theo báo cáo, việc đặt trọng tâm vào những khu vực kém năng suất như vậy đẩy cao nguy cơ nợ công chồng chất.
Quỹ này nhấn mạnh: "Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đang bị phủ bóng bởi những yếu tố như căng thẳng địa chính trị và cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ.
Nếu không có nỗ lực cải cách, dân số lão hoá và năng suất suy giảm có thể sẽ tiếp tục gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong dài hạn. Những yếu tố chèn ép này cho thấy sự cần thiết phải tái cân bằng khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và có mức phát thải carbon cao sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn, cụ thể là dựa vào tiêu dùng".
Sự sụt giảm tài khoản vãng lai không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn gây áp lực đến đồng Nhân dân tệ. (Nguồn: Reuters) |