Đồng tiền BRICS sẽ qua mặt đồng USD, đối trọng với phương Tây, Nhóm mới nổi dự định ‘chơi lớn’?

Minh Anh
Liên minh BRICS đã sẵn sàng ra quyết định về việc hình thành một loại tiền tệ mới ngay tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 tới. Với quy mô kinh tế không thua kém Mỹ và mỗi thành viên BRICS ủng hộ sáng kiến này vì những lý do khác nhau, đồng tiền BRICS được kỳ vọng soán ngôi đồng USD.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BRICS (Nguồn: Reuters)
Lãnh đạo các nước thành viên BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 11, 11/2019 tại Brasilia. (Nguồn: Reuters)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sẽ diễn ra vào ngày 22-24/8 tại Johannesburg, Nam Phi. Nước chủ nhà Nam Phi đã công bố về sự hiện diện của lãnh đạo các nước thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tổng thống Nga Putin sẽ tham dự trực tuyến, phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp BRICS (ngày 22/8) và dự cuộc họp nhóm BRICS+ (ngày 24/8).

Những lý do thực dụng riêng của BRICS

BRICS đang tích cực xem xét đẩy mạnh các giao dịch nội bộ bằng đồng nội tệ. Không chỉ khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hay các loại tiền tệ ngoài đồng USD, trong các giao dịch tài chính và thương mại quốc tế giữa các nước BRICS, cũng như các đối tác thương mại khác, hồi tháng Tư, các thành viên BRICS đã chính thức công bố kế hoạch giới thiệu một loại tiền riêng của họ.

Một đồng tiền riêng của Nhóm BRICS được kỳ vọng sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại nội khối mà còn loại bỏ được chi phí chuyển đổi USD cao trong các giao dịch quốc tế.

Bước đầu tiên, các quốc gia thành viên do Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu đã bắt đầu triển khai các thỏa thuận thương mại song phương bằng đồng nội tệ. Sau khi quá trình chuyển đổi sang giao dịch tiền tệ quốc gia được thực hiện, BRICS sẽ tích cực xem xét lưu hành một loại tiền kỹ thuật số hoặc một loại tiền thay thế.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia BRICS ủng hộ sáng kiến đồng tiền BRICS này vì những lý do khác nhau. Trong đó, Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong động thái phi USD hóa không chỉ vì lợi ích kinh tế. Moscow đang cố gắng tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, cũng như việc bị loại khỏi Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bằng cách thách thức hệ thống tài chính do đồng USD thống trị, trong khi Bắc Kinh đang thúc đẩy đồng Nhân dân tệ như một giải pháp thay thế. Vì hơn 17% dự trữ ngoại hối của Nga là bằng Nhân dân tệ, nên nước này có xu hướng giao dịch bằng Nhân dân tệ nhiều hơn.

Mặt khác, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil có những lý do thực dụng riêng để ủng hộ động thái này. Sự thống trị của đồng USD trong các giao dịch quốc tế giảm đi sẽ giúp các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm đồng USD dễ dàng hơn trong việc trả các khoản nợ của họ cho các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng được đặt ra về loại tiền tệ mới là liệu BRICS có đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết để xây dựng một loại tiền tệ toàn cầu so với Mỹ hay không?

Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế, đồng USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất, chiếm gần 90% giao dịch ngoại hối toàn cầu. Một trong những lý do khiến USD trở thành đồng tiền thống trị là do Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP khoảng 25,46 nghìn tỷ USD, tức là 24% GDP của thế giới.

Thu nhập quốc dân của một quốc gia càng lớn thì nhu cầu về tài sản của quốc gia đó càng lớn, dẫn đến nhu cầu nắm giữ đồng tiền của quốc gia đó càng lớn. Xét về mặt này, khối BRICS có GDP hơn 32,72 nghìn tỷ USD, tức là 31,59% GDP thế giới. Như vậy, BRICS dự kiến quy mô sức mạnh kinh tế lớn hơn nhiều so với Mỹ.

Không chỉ có như vậy, Danh sách các quốc gia sẵn sàng tham gia liên minh BRICS và chấp nhận đồng tiền mới đang tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Từ một nhóm 19 quốc gia vào tháng 4/2023, tổng số quốc gia có thể thách thức đồng USD trên trường thế giới đã lên tới 41 vào cuối tháng 6/2023. Như vậy, chỉ trong hai tháng qua đã có thêm 22 quốc gia mới bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS+ và từ bỏ đồng USD.

Điều đáng chú ý là các quốc gia đang phát triển muốn chấp nhận loại tiền tệ mới của BRICS đến từ các châu lục từ Á, Phi và Đông Âu. Belarus là quốc gia đầu tiên ở Đông Âu bày tỏ mong muốn chấp nhận đồng tiền mới của BRICS. Mặt khác, Pháp cũng thể hiện sự quan tâm đến việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi sắp tới.

Tuy nhiên, trong khi Nga và Trung Quốc đang thuyết phục các nước tiến tới mục tiêu loại bỏ uy thế của đồng USD, bằng cách khuyến khích các đối tác chấp nhận đồng tiền sắp hình thành của BRICS và loại bỏ dần đồng USD trong các giao dịch xuyên biên giới, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina lại thẳng thắn rằng, “việc tạo ra một loại tiền tệ mới cho các giao dịch quốc tế không đơn giản chút nào”.

Khẳng định, việc tạo ra một loại tiền tệ mới cho thương mại toàn cầu “sẽ khá khó thực hiện”, bà Elvira Nabiullina chỉ ra, đồng tiền BRICS cần sự đồng ý của nhiều bên liên quan để tiến lên phía trước. Hiện tại, không chỉ là việc ra mắt tiền tệ, cơ sở hạ tầng thanh toán cơ bản để hỗ trợ các giao dịch toàn cầu cũng rất quan trọng, nhưng hiện vẫn chưa được triển khai.

Mô hình hội nhập mới của kinh tế thế giới?

Hiện tại, trước Hội nghị thượng đỉnh BRICS, sự kiện gây chú ý không chỉ là việc nhóm này muốn hình thành một đồng tiên riêng, mà Danh sách các quốc gia sẵn sàng tham gia liên minh cũng ngày một dài hơn.

Trong hơn hai thập kỷ qua, sự trỗi dậy của Trung Quốc và rộng hơn là các nước BRICS được cho là yếu tố sẽ thay đổi cán cân kinh tế và mở ra một kỷ nguyên mới về hội nhập kinh tế thế giới.

Vậy Nhóm BRICS đã làm được những gì để có thể đối trọng với Mỹ và phương Tây?

BRICS hiện là một nhóm quy tụ các nền kinh tế lớn mới nổi trên thế giới. Bốn quốc gia BRICS nằm trong top 10 của bảng xếp hạng các quốc gia hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo được công bố trên Countercurrents.org, chỉ riêng nhóm này cũng đã chiếm 41% dân số thế giới, gần 31,5% GDP toàn cầu và hơn 16% thị phần thương mại thế giới.

Thời gian qua, các nước BRICS đã khẳng định là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Suốt một khoảng thời gian, họ đã cùng nhau thảo luận về các vấn đề quan trọng theo 3 cột trụ là an ninh chính trị, kinh tế - tài chính và giao lưu nhân dân. Tham vọng của họ là sử dụng sức mạnh chung để đối trọng với phương Tây.

Thông tin mới nhất được Đại sứ Anil Sooklal - nhà ngoại giao cấp cao của Nam Phi phụ trách về các mối quan hệ với BRICS đưa ra tại một buổi họp báo rằng, hiện có hơn 40 quốc gia bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi. Tất nhiên, xét trên từng phương diện, mỗi quốc gia sẽ có những ưu tiên và đặt kỳ vọng riêng về BRICS, nhưng điều đó cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng từ nhóm này.

Các nhà quan sát cho rằng, nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia ở châu Phi, coi đây là một tổ chức có thể thách thức cấu trúc quản trị toàn cầu do Mỹ và EU chi phối. BRICS trở nên hấp dẫn như một nền tảng mới cho hội nhập và tài trợ phát triển. Như cách nói của ông Anil Sooklal, "BRICS đại diện cho thế giới của tương lai và Nam bán cầu đã trỗi dậy, ngày càng có ảnh hưởng lớn”.

Nhiều quốc gia châu Phi, như Ai Cập, Ethiopia, Zimbabwe, Algeria, Nigeria, Sudan và Tunisia đã coi Hội nghị thượng đỉnh BRICS là cơ hội lớn để bày tỏ sự quan tâm gia nhập BRICS. Một số nền kinh tế ở Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Âu cũng có mong muốn trở thành thành viên, chẳng hạn như Saudi Arabia, Belarus, Iran, Mexico, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Venezuela...

Quay lại năm 2017, Nhà kinh tế trưởng Yaroslav Lissovolik của Ngân hàng Phát triển Âu - Á, từng đánh giá, một khối BRICS+ rất có thể trở thành một mô hình hội nhập mới cho nền kinh tế toàn cầu.

Theo phân tích của ông Lissovolik, quá trình hội nhập trước đây diễn ra trong phạm vi khu vực, còn BRICS đem đến một cách thức hội nhập đa dạng, chuyển động không ngừng hướng tới việc thiết lập quan hệ thân thiện giữa các châu lục và các khu vực trên thế giới.

Theo Nhà kinh tế này, "BRICS+" là một sáng kiến quan trọng không chỉ nhằm mở rộng căn bản khối và bao gồm các nền kinh tế phát triển lớn nhất, mà còn để tăng cường sự mở cửa và tiếp cận của các nước ở thế giới đang phát triển đối với tiến trình hội nhập.

Các nước BRICS hiện diện ở gần như tất cả các khu vực chủ chốt của thế giới, nên việc mở rộng khối sẽ tạo ra một cơ chế cho việc trao đổi thương mại và các ưu tiên riêng trong đầu tư.

Để tận dụng vị thế của liên minh, ông Yaroslav Lissovolik cũng cho rằng, các nước thành viên BRICS+ nên thành lập liên minh tại các tổ chức đa phương lớn như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... để tự bảo vệ các lợi ích và thương lượng với các nước phát triển về tự do hóa thương mại và đầu tư.

Tuy nhiên, cha đẻ của tên gọi “BRICS” (người đầu tiên gọi tên Nhóm là BRIC trong một bài viết năm 2001 - khi chưa có Nam Phi tham gia) - chuyên gia kinh tế Jim O’Neil, cựu Chủ tịch Goldman Sachs Asset Management và cũng là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh cho rằng, Nhóm này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, ngoại trừ Trung Quốc. Theo đánh giá của vị chuyên gia này, thành tích của Trung Quốc là nổi trội hơn cả; nhưng động lực kinh tế của Ấn Độ đang chững lại trong những năm gần đây; trong khi đó, Nga và Brazil đã có 10 năm đầu tốt đẹp, nhưng nửa sau lại không đạt được các mục tiêu tăng trưởng; Nam Phi cũng phải đối diện với nhiều bất ổn nội bộ.

Giá vàng hôm nay 21/7/2023: Giá vàng thẳng tiến lên 2.000 USD, đồng USD xuống đáy, vàng SJC có theo đà thế giới?

Giá vàng hôm nay 21/7/2023: Giá vàng thẳng tiến lên 2.000 USD, đồng USD xuống đáy, vàng SJC có theo đà thế giới?

Giá vàng hôm nay 21/7/2023 tăng nhanh tiến đến gần mức đỉnh của 9 tuần. Trên thị trường, đồng USD suy yếu mạnh và lạm ...

Đồng tiền BRICS thách thức USD?

Đồng tiền BRICS thách thức USD?

Khi căng thẳng với Mỹ leo thang, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ...

Khôi phục thị trường lao động, du lịch Việt Nam và Macau (Trung Quốc)

Khôi phục thị trường lao động, du lịch Việt Nam và Macau (Trung Quốc)

Đoàn Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau do Tổng Lãnh sự Phạm Bình Đàm dẫn đầu đã có chuyến thăm ...

Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm kết nối hợp tác, đầu tư Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc) về chuỗi cung ứng dệt may và logistics

Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm kết nối hợp tác, đầu tư Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc) về chuỗi cung ứng dệt may và logistics

Ngày 20/7, tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong, Tổng Lãnh sự Phạm Bình Đàm đã có buổi làm việc ...

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

Ở thời điểm hiện tại, quan hệ kinh tế Nga-Trung Quốc ngày càng khăng khít, cả hai đều mang lại cho đối phương thứ họ ...

(theo ORFonline, watcher)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Mỹ: Nhất trí gắn kết hơn bao giờ hết, hé lộ một trong những tuyến thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử

Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Mỹ: Nhất trí gắn kết hơn bao giờ hết, hé lộ một trong những tuyến thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Nhà Trắng, trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Modi tới Washington D.C.
Lộ diện Range Rover Velar phiên bản thuần điện, dự kiến ra mắt đầu năm 2026

Lộ diện Range Rover Velar phiên bản thuần điện, dự kiến ra mắt đầu năm 2026

Theo tiến trình, Range Rover Velar phiên bản thuần điện dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2026, đánh dấu bước tiến trong chiến lược phát triển xe điện.
Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 2/2025

Bảng giá xe hãng Renault của các dòng Sandero Stepway, Koleos, Arkana, Clio R.S 200 EDC, Talisman, Megane R.S,Duster, Logan, Latitude và Kaptur sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
Áp thấp nhiệt đới sắp suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Bình Định - Phú Yên

Áp thấp nhiệt đới sắp suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Bình Định - Phú Yên

Hồi 7h ngày 14/2, tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 13,3 độ vĩ Bắc; 111,6 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông.
Tổng thống Pháp: Chỉ ông Zelensky mới có thể đàm phán hòa bình cho Ukraine

Tổng thống Pháp: Chỉ ông Zelensky mới có thể đàm phán hòa bình cho Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chỉ Tổng thống Zelensky mới có thể thay mặt đất nước đàm phán với Nga nhằm chấm dứt xung đột.
Mbappe trở lại đội tuyển Pháp sau 8 tháng

Mbappe trở lại đội tuyển Pháp sau 8 tháng

HLV Deschamps xác nhận, Mbappe sẽ trở lại đội tuyển Pháp ở đợt hội quân cuối tháng 3 tới.
Giá cà phê hôm nay 14/2/2025: Giá cà phê arabica tăng không điểm dừng, giá cao nhất 50 năm; Buôn Ma Thuột mời uống cà phê miễn phí trên toàn thành phố

Giá cà phê hôm nay 14/2/2025: Giá cà phê arabica tăng không điểm dừng, giá cao nhất 50 năm; Buôn Ma Thuột mời uống cà phê miễn phí trên toàn thành phố

Giá cà phê hôm nay 14/2/2025: Giá cà phê arabica tăng không điểm dừng, giá cao nhất trong 50 năm; Buôn Ma Thuột mời uống cà phê miễn phí trên toàn thành phố...
Giá tiêu hôm nay 14/2/2025: Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025: Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 13/2/2025: Giá cà phê đồng loạt tăng kỷ lục, 'cơn sốt giá' chưa thể dừng? Buôn Ma Thuột tổ chức Cuộc thi rang cà phê Việt Nam 2025

Giá cà phê hôm nay 13/2/2025: Giá cà phê đồng loạt tăng kỷ lục, 'cơn sốt giá' chưa thể dừng? Buôn Ma Thuột tổ chức Cuộc thi rang cà phê Việt Nam 2025

Giá cà phê hôm nay 13/2/2025: Giá cà phê đồng loạt tăng kỷ lục, cơn sốt chưa thể dừng? Buôn Ma Thuột mời tham gia Cuộc thi rang cà phê Việt Nam 2025.
Giá xăng dầu hôm nay 13/2: Thế giới giảm hơn 2%; trong nước có thể bật tăng vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 13/2: Thế giới giảm hơn 2%; trong nước có thể bật tăng vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 13/2, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/2, giá dầu giảm hơn 2%. Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể chấm dứt chuỗi giảm.
Giá tiêu hôm nay 13/2/2025: Thị trường trong nước tăng vùn vụt, nhiều hộ dồn tiền tích trữ đón đầu ‘sóng tăng’

Giá tiêu hôm nay 13/2/2025: Thị trường trong nước tăng vùn vụt, nhiều hộ dồn tiền tích trữ đón đầu ‘sóng tăng’

Giá tiêu hôm nay 13/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 164.000 đồng/kg.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tôn vinh Việt Nam - xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tôn vinh Việt Nam - xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới

Lễ hội cà phê năm 2025 chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của thế giới" sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 13/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa ...
Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Người dân ngày càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở tại Hà Nội, năm 2025 bắt đầu chu kỳ mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới, 76 khu công nghiệp phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.
Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang huỷ hơn 100 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở xã hội đắt nhất

Bất động sản: Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở xã hội đắt nhất

Giá chung cư Hà Nội đã qua đỉnh sốt, dự án nhà ở xã hội đắt nhất Thủ đô… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản du lịch xứ kim chi hút 'cá lớn' nước ngoài

Bất động sản du lịch xứ kim chi hút 'cá lớn' nước ngoài

Các công ty đầu tư nước ngoài lớn đang tìm cách mua lại những khách sạn ở Hàn Quốc khi ngày càng có nhiều bất động sản được rao bán.
Ngay sau Tết Nguyên đán, tỉnh giáp Hà Nội đấu giá 305 thửa đất

Ngay sau Tết Nguyên đán, tỉnh giáp Hà Nội đấu giá 305 thửa đất

Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt sẽ tổ chức đấu giá 32 thửa đất là tài sản của UBND xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi vào sáng 16/2.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2 ghi nhận USD đã phục hồi nhẹ trở lại, đồng thời tăng lên mức cao nhất trong một tuần so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2 ghi nhận đồng USD đã giảm khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không vội cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2, đồng USD tăng giá sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết áp thuế 25%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2 ghi nhận EUR/USD cần phải vượt qua mức 1,0420 để bớt áp lực giảm giá.
Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều.
Phiên bản di động