Đồng nội tệ Nhật Bản suy yếu đã giúp tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu bằng cách khiến các sản phẩm trong nước rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài. (Nguồn: AFP) |
Tại sao đồng Yen giảm giá?
Giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng và giảm so với các loại tiền tệ ở nơi khác phù hợp với quy luật cung cầu. Hiện tại, các nhà đầu tư đang bị thúc đẩy bán tháo đồng Yen do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi lãi suất chuẩn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện được đặt ở mức 5,25-5,50% thì lãi suất tương đương của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) chỉ là 0-0,1%.
Tin liên quan |
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc |
Min Joo Kang, nhà kinh tế cấp cao của Hàn Quốc và Nhật Bản tại ING nhận định: “Nguyên nhân chính là sự chênh lệch tỷ giá giữa Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, kỳ vọng của thị trường đã thay đổi nhanh chóng đối với chính sách tiền tệ của Fed".
Khoảng cách về lãi suất phản ánh môi trường lạm phát rất khác nhau ở Mỹ và Nhật Bản. Trong khi Tokyo đang nỗ lực để giá cả và tiền lương tăng lên sau nhiều thập niên nền kinh tế trì trệ thì Washington lại đang nỗ lực giảm giá trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
Đối với các nhà đầu tư, lãi suất cao hơn ở Mỹ có nghĩa là cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư - chẳng hạn như trái phiếu chính phủ - so với ở Nhật Bản.
Trong khi đó, càng nhiều nhà đầu tư bán đồng Yen thì giá trị của nó càng giảm - khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục bán theo chu kỳ tự kéo dài.
Đây có phải là một hiện tượng mới?
Trên thực tế, đồng Yen giảm không phải hiện tượng mới. Tuy vậy, đồng tiền này đã liên tục trượt giá kể từ đầu năm 2021 và trong ba năm qua đã mất hơn một phần ba giá trị.
Trong khi các quốc gia khác tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng vọt trong đại dịch Covid-19, thì Nhật Bản vẫn duy trì chi phí vay ở mức thấp nhất trong nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi “những thập niên mất mát”.
Tháng trước, BOJ tăng lãi suất chuẩn lần đầu tiên sau 17 năm nhưng nền kinh tế lớn thứ hai châu Á vẫn là một ngoại lệ trên toàn cầu.
Đồng nội tệ Nhật Bản suy yếu giúp tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu bằng cách khiến các sản phẩm trong nước rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Sự trượt dốc của đồng Yen khuyến khích lượng khách du lịch nước ngoài tăng kỷ lục. Cụ thể, chỉ riêng trong tháng 3/2024, đã có 3,1 triệu du khách đến nước này và khoản chi tiêu của du khách cũng hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương.
Tuy nhiên, sự sụt giảm của đồng Yen đã làm tăng mạnh chi phí nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu, gây căng thẳng cho ngân sách hộ gia đình.
Chuyên gia dự đoán đồng Yen tiếp tục suy yếu trong những tháng tới. (Nguồn: CNBC) |
Nhật Bản có thể làm gì?
Các quan chức Nhật Bản nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc đồng nội tệ mất giá quá mức và cho biết họ sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.
Các nhà chức trách có thể sử dụng hai đòn bẩy chính: mua đồng Yen hoặc tăng lãi suất.
Ngày 29/4, giá trị đồng Yen tăng đột ngột làm dấy lên suy đoán rằng, các nhà chức trách can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn sự trượt giá của đồng tiền này. Như vậy, đây sẽ là lần can thiệp tiếp theo kể từ cuối năm 2022. Chính quyền Nhật Bản chưa xác nhận việc này.
Trong lần can thiệp năm 2022, chính quyền Nhật Bản đã chi hơn 60 tỷ USD dự trữ ngoại hối để hỗ trợ đồng Yen. Nhưng sau đó, đồng tiền này tiếp tục trượt giá.
Giới chuyên gia nhận thấy, khoảng cách lớn giữa lãi suất của Nhật Bản và quốc gia khác có thể sẽ tiếp tục tồn tại. Đây cũng là lý do đồng tiền này chưa thể bứt phá.
BOJ vẫn giữ lãi suất ổn định, củng cố kỳ vọng rằng chính sách siêu lỏng lẻo của họ sẽ tiếp tục được duy trì. Thống đốc BOJ Kazuo Ueda chỉ ra rằng, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất nếu lạm phát tăng, tốc độ tăng giá đã chậm lại trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, những tín hiệu mới của Fed đã làm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đáng kể sẽ diễn ra trong năm nay trong bối cảnh lạm phát dai dẳng.
Nhà kinh tế Kang của ING cho biết, bà dự đoán đồng Yen tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.
Bà nói: “Chúng tôi tin rằng, sự can thiệp ngoại hối của chính quyền Nhật Bản chỉ có thể làm chậm tốc độ mất giá của đồng Yen, chứ không thể thay đổi hướng di chuyển của đồng tiền”.
Để thay đổi hướng đi của đồng Yen, bà Kang cho rằng, BOJ nên thay đổi quan điểm hoặc Fed nên đưa ra dấu hiệu rõ ràng hơn về việc cắt giảm lãi suất.
| Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao ... |
| Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao? Năm 2023, kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 1,9%, thấp hơn dự kiến và thấp hơn mức 2,5% của năm 2022, tụt hậu so ... |
| Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng Từ ngày 1/5, Lào đã chính thức áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 7% lên 10% sau hơn hai năm áp ... |
| Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ Ngày 1/5 (giờ địa phương), sau cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi ... |
| Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy? Vì sao Mỹ lại nhắm mục tiêu vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga? Trang Oil Price lý giải 4 nguyên ... |