Nhỏ Bình thường Lớn

Đồng Yen suy yếu, kinh tế Nhật Bản thu lợi

Trưởng phái đoàn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Nhật Bản Nada Choueiri nhận định, đồng Yen yếu có lợi cho nền kinh tế nước này do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
Đồng Yen suy yếu, kinh tế Nhật Bản thu lợi
Lợi ích từ việc xuất khẩu tăng do đồng Yen yếu đã vượt qua chi phí nhập khẩu tăng đối với Nhật Bản, một nền kinh tế 'rất hướng ngoại'. (Nguồn: Kyoto)

Bà Choueiri khuyến nghị, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nên tiếp tục thận trọng và nên thực hiện việc tăng lãi suất một cách từ từ, do khả năng lạm phát vẫn còn nhiều bất ổn.

Gần đây, đồng Yen đã tiếp tục giảm so với đồng USD do kỳ vọng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn ở mức cao.

Điều này khiến chính phủ Nhật Bản lo ngại về tác động tiêu cực đến các hộ gia đình do chi phí nhập khẩu tăng cao.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: USD Bầu cử Mỹ 2024: USD 'thắng lớn', ông Trump được 'bơm' thêm tiền, Fed đưa nhận định mới về kinh tế

Tuy nhiên, bà Choueiri cho rằng, lợi ích từ việc xuất khẩu tăng do đồng Yen yếu đã vượt qua chi phí nhập khẩu tăng đối với Nhật Bản, một nền kinh tế "rất hướng ngoại". Do đó, sự mất giá của đồng Yen về cơ bản có lợi cho tăng trưởng của đất nước Mặt trời mọc.

Sự sụt giảm của đồng nội tệ đã khiến Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato đưa ra cảnh báo rằng những biến động "đơn phương, nhanh chóng" gần đây của đồng Yen cần được "theo dõi chặt chẽ".

Sau khi kết thúc chương trình kích thích kinh tế kéo dài 10 năm hồi tháng 3/2024, BoJ đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,25% vào tháng 7/2024 và báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế tiến triển tốt hướng tới mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.

IMF dự báo, lạm phát của Tokyo sẽ đạt mức 2% một cách bền vững, nhờ nhu cầu trong nước, qua đó đáp ứng điều kiện tiên quyết cho việc tăng lãi suất.

Tuy nhiên, BoJ cần thận trọng trong việc tăng lãi suất do nhiều rủi ro khác nhau, chẳng hạn như tác động tiêu cực tiềm ẩn đến xuất khẩu từ sự phân mảnh thương mại, khả năng suy yếu của tiêu dùng và tăng trưởng tiền lương, cũng như tác động của biến động đồng yen lên lạm phát.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới được công bố trong tháng này, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ tăng tốc từ mức 0,3% trong năm nay lên 1,1% vào năm 2025 do tiền lương thực tế tăng thúc đẩy tiêu dùng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cam kết sẽ lập ngân sách bổ sung để tài trợ cho một gói chi tiêu quy mô lớn khác sau cuộc tổng tuyển cử hôm 27/10.

Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác tham dự Hội ...

Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ Halal toàn cầu

Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ Halal toàn cầu

Việt Nam sẵn sàng cùng hợp tác, cùng phát triển, kết hợp hài hòa giữa nội lực với ngoại lực để phục vụ phát triển ...

Ngoại giao kinh tế: Đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình

Ngoại giao kinh tế: Đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình

Khi thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới, ngoại giao kinh tế được kỳ vọng sẽ nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đóng ...

Bầu cử Mỹ 2024: USD 'thắng lớn', ông Trump được 'bơm' thêm tiền, Fed đưa nhận định mới về kinh tế

Bầu cử Mỹ 2024: USD 'thắng lớn', ông Trump được 'bơm' thêm tiền, Fed đưa nhận định mới về kinh tế

Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định, sự thiếu chắc chắn liên quan đến bầu cử Mỹ làm giảm hoạt động ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ đang trình Quốc hội rất nhiều luật sửa đổi liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ đang trình Quốc hội rất nhiều luật sửa đổi liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Sáng nay (26/10), phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội năm 2024, kế hoạch 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 27/10/2024: Giá vàng tăng chóng mặt, thể hiện quyền lực tối thượng trước căng thẳng địa chính trị, vàng nhẫn ‘nhảy múa’ Giá vàng hôm nay 27/10/2024: Giá vàng tăng chóng mặt, thể hiện quyền lực tối thượng trước căng thẳng địa chính trị, vàng nhẫn ‘nhảy múa’
Bất chấp khó khăn do đại dịch và thời tiết khắc nghiệt, kênh đào Panama vẫn hoạt động bền bỉ Bất chấp khó khăn do đại dịch và thời tiết khắc nghiệt, kênh đào Panama vẫn hoạt động bền bỉ
Cách Nga trả đũa việc phương Tây sử dụng tài sản bị phong tỏa tài trợ Ukraine Cách Nga trả đũa việc phương Tây sử dụng tài sản bị phong tỏa tài trợ Ukraine
Bầu cử Mỹ 2024: USD 'thắng lớn', ông Trump được 'bơm' thêm tiền, Fed đưa nhận định mới về kinh tế Bầu cử Mỹ 2024: USD 'thắng lớn', ông Trump được 'bơm' thêm tiền, Fed đưa nhận định mới về kinh tế
Tổng thống Nga: Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn có thể hoạt động, nhưng Đức không làm vậy Tổng thống Nga: Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn có thể hoạt động, nhưng Đức không làm vậy
Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Giá vàng giữ mức cao chót vót, Nga 'rủ' BRICS có động thái mới với thị trường - kim loại quý sẽ 'phi như bay' Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Giá vàng giữ mức cao chót vót, Nga 'rủ' BRICS có động thái mới với thị trường - kim loại quý sẽ 'phi như bay'
Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'gọi tên' ông Trump, EUR 'tụt dốc', đà suy yếu chưa dừng ở đó Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'gọi tên' ông Trump, EUR 'tụt dốc', đà suy yếu chưa dừng ở đó
Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu? Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu?
Ấn Độ có hành động bất ngờ khiến thị trường gạo châu Á 'rơi' mạnh Ấn Độ có hành động bất ngờ khiến thị trường gạo châu Á 'rơi' mạnh
BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy
Năm nay, GDP của Nga sẽ vượt Nhật Bản Năm nay, GDP của Nga sẽ vượt Nhật Bản
Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/10): BRICS sẽ vượt phương Tây, Mỹ trừng phạt 3 công ty Trung Quốc và Nga, châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Moscow Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/10): BRICS sẽ vượt phương Tây, Mỹ trừng phạt 3 công ty Trung Quốc và Nga, châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Moscow