EU đang khám phá các "con đường" khác nhau để ngăn chặn khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Reuters) |
EU được "xả hơi"
Ngày 10/10, giá khí đốt của châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng.
Hợp đồng tương lai tháng 11 trên trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan giảm tới 7,8% xuống 144 Euro (140 USD) mỗi megawatt giờ trong phiên giao dịch sáng sớm ngày 10/10 (giờ địa phương), mức thấp nhất trong ngày kể từ ngày 1/7.
Giá sau đó phục hồi lại, giao dịch ở mức 150 Euro mỗi megawatt giờ vào khoảng 10h. Tuy nhiên, giá khí đốt tại châu Âu vẫn giảm gần 10% trong năm ngày giao dịch qua.
Lần cuối cùng giá giảm xuống dưới ngưỡng 150 Euro là vào đầu tháng 7.
Theo các nhà phân tích, giá khí đốt giảm là do hoạt động nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu tăng vọt.
Tuần trước, giá khí đốt đã giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 9. Các nhà phân tích cho rằng, thời tiết ôn hòa, dự kiến sẽ kéo dài ít nhất hai tuần nữa, sẽ mang lại sự “thư giãn” hơn cho thị trường.
Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo nhận định: "Động lực khiến giá khí đốt rơi xuống mức thấp nhất ba tháng là nhờ lượng LNG dồi dào, thời tiết mùa Thu ôn hòa và nhu cầu tiêu thụ giảm rõ rệt.
Tin liên quan |
'Vũ khí' khí đốt của Nga dường như đã giảm trọng lượng và dòng chảy khí đốt từ quốc gia này đến châu Âu đã giảm tới 78% so với cùng kỳ năm trước".
Song song với đó, dù nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh nhưng theo Ủy ban châu Âu, các cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), vốn cần thiết cho nhu cầu bổ sung trong mùa Đông, đã ở mức hơn 90% công suất.
Tin tức tương đối tốt mang lại cho khối một thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết trong cuộc chiến ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, "không nên phấn khích" và châu Âu cần kích hoạt hồi chuông cảnh giác hơn nữa nếu không muốn sa lầy khủng hoảng năng lượng.
Mức giá mới nhất đã giảm mạnh so với kỷ lục 349 Euro được ghi nhận vào cuối tháng 8 - một tháng đã làm dấy lên "báo động đỏ" trên khắp các quốc gia và thúc đẩy các cuộc gọi yêu cầu giới hạn giá khí đốt bán buôn trên toàn EU.
Tuy nhiên, giá vẫn đặc biệt cao. Một năm trước, giá khí đốt ở mức 38 Euro mỗi megawatt giờ. Giá khí đốt đắt đỏ có tác động lan tỏa đến toàn bộ ngành năng lượng của châu Âu.
"Chìa khóa" tái cân bằng sự lệch pha cung cầu
Là loại nhiên liệu đắt tiền nhất và cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu điện năng, khí đốt quyết định giá bán điện cho các hộ gia đình. Khi giá khí đốt tăng cao, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình và công ty cũng tăng theo.
Để đối phó với vấn đề này, EU đang khám phá các "con đường" khác nhau bao gồm giới hạn giá, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình.
Ngoài sự can thiệp của thị trường, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho rằng, EU nên đẩy mạnh các cuộc thảo luận song phương với các nhà cung cấp đáng tin cậy như Na Uy và Mỹ để đàm phán về mức giá khí đốt thấp hơn.
Song song với đó, theo bà Christine Lagarde, cần thiết lập một kế hoạch mua chung cho phép EU hoạt động như một người mua duy nhất. Ý tưởng này đã được "chào hàng" từ đầu cuộc khủng hoảng nhưng vẫn chưa thành hiện thực.
Chủ tịch ECB gợi ý, việc mua chung nên được thực hiện trước năm 2023-2024, khi việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt sẽ trở nên khó khăn khi không có khí đốt của Nga.
Dù có muôn vàn ý tưởng nhưng các quốc gia thành viên EU vẫn đang "đau đầu" chọn lựa ra con đường phù hợp và ít rủi ro nhất.
Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Bruegel nhận định: “Giá khí đốt giảm do các kho dự trữ gần đầy và yếu tố thời tiết. Quan trọng là các thị trường đang chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu, cụ thể là trong lĩnh vực công nghiệp".
Tiết kiệm năng lượng đã trở thành trọng tâm trong phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng năng lượng và được coi là chìa khóa để tái cân bằng sự lệch pha cung cầu của thị trường.
Tin liên quan |
Báo Pháp: Hết 'thuốc chữa’ khủng hoảng năng lượng, châu Âu bên bờ hoảng loạn |
Vào tháng 7, các quốc gia thành viên đã nhất trí về một kế hoạch phối hợp đầu tiên nhằm giảm tiêu thụ khí đốt xuống 15% từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023.
Kế hoạch này được thiết kế như một "lá chắn" trước sự thao túng của Nga đối với nguồn cung khí đốt, điều này đã gây ra đầu cơ thị trường và đẩy giá lên mức cao kỷ lục.
Những tháng tiếp theo, Điện Kremlin liên tục giảm nguồn cung khí đốt và đóng cửa vô thời hạn tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) - đường ống dẫn khí chủ chốt giữa Nga và Đức.
Đến tháng 9, một kế hoạch riêng biệt tập trung vào tiết kiệm điện bắt buộc trong thời gian cao điểm đã được châu Âu phê duyệt vào cuối tháng 9. Ngành công nghiệp đã buộc phải cắt giảm giờ sản xuất và tiết kiệm chi phí do khủng hoảng năng lượng.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), hoạt động sản xuất công nghiệp trong khu vực đồng Euro đã giảm 2,3% trong tháng 7, so với tháng 6. Niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất kỷ lục (-28,8% trong khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone), giảm mạnh hơn so với thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết vào tháng 9 rằng, triển vọng kinh tế đang "tối tăm" và hoạt động kinh doanh sẽ "chậm lại đáng kể".
Bà Lagarde cũng dự đoán, khu vực này sẽ phải đối mặt với hai quý suy thoái kinh tế liên tiếp vào mùa Đông, dẫn đến suy thoái kỹ thuật.
Còn theo các nhà phân tích, suy thoái kinh tế sẽ gây đau đớn cho người dân châu Âu, nhu cầu sử dụng điện sẽ giảm và khiến giá khí đốt tiếp tục đi xuống.
| Hungary và Serbia đã tìm ra cách nhận dầu Nga mà không bị EU trừng phạt Hungary và Serbia đã thống nhất xây dựng một đường ống cung cấp dầu Urals của Nga cho Serbia thông qua đường ống Druzhba. Như ... |
| Ngày 10/10, người phát ngôn Tập đoàn Năng lượng Nga Gazprom Sergey Kupriyanov tiết lộ về một sự cố đã từng xảy ra trước đây ... |
| Lợi ích và thái độ khác nhau giữa các quốc gia châu Âu khiến việc đạt được một lập trường thống nhất về trừng phạt ... |
| Báo Pháp: Hết 'thuốc chữa’ khủng hoảng năng lượng, châu Âu bên bờ hoảng loạn Báo Le Monde vừa có bài viết “Khủng hoảng năng lượng: Các nước châu Âu bên bờ vực hoảng loạn”, trong đó nhận định tại ... |
| 'Hết thời' dùng LNG ưu đãi từ Mỹ, châu Âu muốn có khí đốt... chỉ có tự đầu tư Các chuyến hàng khí đốt tự nhiên giá rẻ của Mỹ đã là “dĩ vãng” đối với một châu Âu khát năng lượng, khi lạm ... |