Khắp châu Âu đang trải qua đợt nắng nóng, khô hạn bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng bão nhiệt hoành hành là hệ quả của biến đổi khí hậu. Trong ảnh, du khách tìm cách "giảm nhiệt" tại đài phun nước ở Rome, Italy. Giới chức Italy đã tuyên bố báo động đỏ tại phía Bắc và trung tâm đất nước, khu vực báo động bao gồm nhiều địa điểm du lịch. (Nguồn: Reuters)
Tuần trước, nhiệt độ tại Đức có ngày lên gần 40 độ C. Hạn hán diễn ra tại nhiều nơi trên toàn nước này. Nông dân Đức đang yêu cầu chính phủ trợ cấp 1 tỷ USD để đối phó với hạn hán. Trong ảnh, một người tham gia nhạc hội ngoài trời tại Wacken, Đức, tắm bùn để hạ nhiệt. (Nguồn: Getty Images)
Các chuyên gia cảnh báo đợt khí nóng từ châu Phi thổi vào miền Tây Nam châu Âu sẽ khiến nhiệt độ tiếp tục tăng cao và có thể phá vỡ kỷ lục 48 độ C ghi nhận được ở Athens, Hy Lạp cách đây 40 năm. Trong ảnh, Felipe Anderson, cầu thủ West Ham, chống chọi với cái nóng sau buổi tập tại Áo. (Nguồn: Getty Images)
Tại Cộng hòa Czech, người dân tìm đến các con sông để làm mát khi nhiệt độ lên 32 độ C. (Nguồn: Getty Images)
Chính phủ các nước đang nghĩ cách đối phó với nắng nóng và khuyên người dân uống nhiều nước, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp. Trong ảnh, công nhân bảo vệ đầu bằng chiếc ô nhỏ dưới cái nắng gay gắt ở công trường tại Killwangen, Thụy Sỹ. (Nguồn: Reuters)
Theo AP, giới chức Tây Ban Nha đã phát cảnh báo sức khỏe tại 40 trong số 50 địa phương. Ngày 2/8, nhiệt độ tại Tây Ban Nha chạm mức 40 độ C và dự kiến tiếp tục tăng. Trong ảnh, khách đi thuyền trên sông ở Parque de Maria Luisa, Tây Ban Nha, phải che ô tránh nắng trực tiếp. (Nguồn: AFP)
Nhiệt độ tại phía Đông Nam nước Anh dự kiến đạt 33 độ C. Hè này, lượng mưa tại nhiều khu vực ở London chỉ chiếm 6% so với bình thường. Nhiều bể chứa nước đều đã cạn khô. Trong ảnh, một gia đình cùng ra biển hạ nhiệt tại Anh. (Nguồn: Getty Images)
Một địa điểm giảm nhiệt khác mà người Pháp thường tìm đến là đài phun nước Trocadero gần tháp Eiffel. Nhiệt kế ngoài trời tại nước này đã đo được mức nhiệt kỷ lục 40 độ C, cao hơn mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử nước này là 36,6 độ C. Trong ảnh, người dân đi biển tại Nice, Pháp. (Nguồn: Reuters)
Nắng nóng không chừa một ai. Tại sở thú, động vật được cho ăn hoa quả đông đá. Bức ảnh trên chụp tại sở thú Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiệt độ các khu vực quanh Địa Trung Hải dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh vào cuối tuần này, theo Guardian. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.