Du lịch Bhutan: Những điều lạ lùng ở quốc gia 'hạnh phúc nhất thế giới'

TGVN. Tận hưởng cuộc sống bình yên cùng gia đình chồng trên thảo nguyên Sakteng, quận Trashigang, miền Đông Bhutan, cô gái Việt đã được trải nghiệm những điều lạ lùng không phải ở đâu cũng có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bản làng nơi cô gái Việt sinh sống ở Bhutan.
Bản làng nơi cô gái Việt sinh sống ở Bhutan. (Nguồn: Dân trí)

Chị Nguyễn Thị Diễm (42 tuổi, quê Hà Nội) từng gắn bó với Bhutan - đất nước được mệnh danh là "hạnh phúc nhất thế giới".

Xây nhà miễn phí, không làm chỗ đỗ xe

Sống ở bản làng nằm trên ngọn núi cao hơn 4000m, chị Diễm được mở mang vô vàn điều thú vị xen lẫn lạ kỳ. Từ chuyện đỗ xe, xây nhà đến chăn gia súc, chế biến sữa,...

Chẳng hạn, theo chị Diễm, người trong làng dù có ô-tô cũng không xây ga-ra. Họ đỗ xe bất cứ đâu như thể chỗ nào cũng là sân nhà mà chẳng sợ mất trộm.

Thậm chí, cả việc xây nhà cũng gần như miễn phí khi thứ duy nhất người dân phải mua từ chợ là tấm lợp tôn. Họ được phép sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên để làm nhà ở, gồm đá trên núi, gỗ óc chó trong rừng và đất sét trắng (cao lanh) đào ở ven suối.

Những ngôi nhà truyền thống có tuổi đời trăm năm với phần tường sắp xếp kỳ công từ các lớp đá rất dày và cũ.
Những ngôi nhà truyền thống có tuổi đời trăm năm với phần tường sắp xếp kỳ công từ các lớp đá rất dày và cũ. (Nguồn: Dân trí)

Tuy nhiên, có những quy định họ cần tuân thủ, ví dụ khi chặt 1 cây sẽ phải trồng 2 cây con thay thế vào vị trí đó. Đội kiểm lâm địa phương sẽ kiểm tra và xác nhận xem cây con có đạt khả năng sống khỏe hay không.

Từ khâu chuẩn bị vật liệu đến cách xây dựng nhà ở của người dân Bhutan đều đặc biệt. Họ phải làm tường dày 70 - 80cm, sàn gỗ nguyên khối dày 20cm mới có thể chống được cái lạnh thấu xương. Riêng mái nhà làm từ gỗ xẻ ghép lại, trên cùng đóng một lớp tôn để giúp tuyết trôi xuống vào ngày tuyết rơi.

Ngay cả thiết kế cổng nhà khiến nhiều du khách thấy lạ nhưng lại mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Bhutan. Muốn vào nhà, họ phải leo bậc thang gỗ 2 mặt, cao vượt tường với phần mái cổng được trang trí hoa văn sặc sỡ.

Nếu như ở nhiều nơi khác, phòng khách được ví như "bộ mặt" ngôi nhà thì đối với người Bhutan, gian bếp chính là linh hồn của không gian sống. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt chung của cả gia đình.

Nhà chính trong bản của gia đình chị Diễm.
Nhà chính trong bản của gia đình chị Diễm. (Nguồn: Dân trí)

Di cư theo mùa… cùng gia súc

Ở nơi cao nhất thế giới với dân số khiêm tốn, gia súc cũng không nhiều, người du mục nơi đây coi trâu bò như những người bạn thân thiết. Họ nuôi chúng chỉ để lấy sữa, tuyệt nhiên không sát sinh. Khi trâu bò già tự chết thì để qua một ngày đêm mới lấy thịt và thực hiện một số nghi lễ truyền thống.

Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa cỏ, chị Diễm cùng gia đình lại lùa gia súc lên vùng thảo nguyên mát mẻ, cao hơn 4500m. Trâu bò có nguồn thức ăn dồi dào, lại được sử dụng nguồn nước tự nhiên sạch tới mức đủ tiêu chuẩn đóng chai nên sản sinh nguồn sữa chất lượng nhất.

"Bò và Yak mùa này nhiều sữa, vắt tay mệt nghỉ. Tôi chưa bao giờ thấy sữa ở đâu sánh đặc thơm ngon như thế. Chúng tôi chỉ lấy sữa khi bò con đã biết ăn cỏ và không bao giờ lấy sữa cả ngày, vẫn để cách bữa cho bò con bú mẹ.

Sữa được làm thành bơ và phô-mai, thu mua tận nơi. Thu nhập từ 1 con bò sữa trong 6 tháng mùa cỏ đạt khoảng 40$ /ngày", cô gái Việt chia sẻ.

Những lúc rảnh rỗi, cha chị Diễm thường hái rau, nấm về phơi khô.
Những lúc rảnh rỗi, cha chị Diễm thường hái rau, nấm về phơi khô. (Nguồn: Dân trí)

Trên thảo nguyên tươi tốt có rất nhiều nấm tự nhiên và rau rừng, bốn phía bạt ngàn hoa tự nhiên rực rỡ và thơm ngát. Riêng tháng 6 - 7 còn có Đông Trùng Hạ Thảo, nhất là loại mắt đỏ nổi tiếng nhất thế giới chỉ có ở Bhutan. Người dân không bao giờ thu hoạch hết mà luôn để lại một ít làm hạt giống cho mùa sau.

Đến tháng 10, khi cỏ úa vàng bởi sương giá, dân làng lại di chuyển cùng đàn trâu bò xuống núi. Trước khi rời đi, họ tranh thủ rắc một số hạt giống xuống nền đất tơi xốp. Tuyết sẽ phủ kín suốt mùa đông. Tháng 4 tuyết tan, hạt sẽ tự lên mầm, đâm chồi tươi tốt, đón người dân trở về vào tháng 5.

Không chia ranh giới, nhà cách nhà… cả tiếng đi bộ, "gia tài" là bơ và phô mai

Giống như bao người du mục nơi đây, ngoài nhà chính trong bản, gia đình chị Diễm còn có hai căn nhà phụ trên thảo nguyên. Đây là nơi họ di cư đàn trâu bò trong 6 tháng mùa Đông.

Ngôi nhà nằm ở khu vực thảo nguyên rừng thấp khoảng 2500m, có tuổi đời hàng trăm năm.
Ngôi nhà nằm ở khu vực thảo nguyên rừng thấp khoảng 2500m, có tuổi đời hàng trăm năm. (Nguồn: Dân trí)

Gọi là nhà nhưng chẳng có hàng rào để phân chia ranh giới địa phận… vì đất quá rộng. Người dân đánh dấu "biên giới" giữa các nhà bằng tảng đá, gốc cây,...

Với người du mục nơi đây, rừng không chỉ cung cấp nguồn thức ăn mùa tuyết cho gia súc mà còn là "ngôi nhà thứ hai". Bởi vậy, họ luôn cố gắng trồng thêm thật nhiều cây cối trên địa phận đất của gia đình mình.

Kết thúc mùa di cư, trước khi lên núi, họ chặt tỉa cành để lá non sinh sôi nảy nở, sẵn sàng cho mùa trở lại năm sau.

Du lịch Bhutan: Những điều lạ lùng ở quốc gia 'hạnh phúc nhất thế giới'
Cô gái Việt chưa bao giờ đi hết "vườn nhà". Từ chỗ đậu ô-tô, chị phải đi bộ 3 giờ mới tới, đồ đạc thì vắt lên lưng ngựa, đựng trong giỏ mây. (Nguồn: Dân trí)
Dù ở thảo nguyên, nhà cách nhà cả một khu rừng nhưng bố chị Diễm vẫn thường hẹn hò uống trà (sữa nấu với trà đen) với hàng xóm. Họ phải khoác phích trà đi bộ 1 giờ rưỡi, đến bãi cỏ dưới gốc cây to 4 người ôm không xuể chỗ ngã tư biên giới giữa các nhà để gặp được nhau.

Tình cảm gắn bó xuyên "biên giới", không khoảng cách nào ngăn nổi giữa những người dân nơi đây khiến cô gái Việt càng thêm thán phục.

Cuộc sống của người du mục rất đỗi giản dị nên trong nhà đồ đạc khá đơn sơ, chủ yếu là những vật dụng để vắt sữa, làm bơ, chế biến phô mai. Ngoài ra còn có một kho củi thông bách già chứa tinh dầu rất thơm.

Lương thực tích trữ trong các túi được khâu từ da trâu bò già chết.
Lương thực tích trữ trong các túi được khâu từ da trâu bò già chết. (Nguồn: Dân trí)

Những lần ghé nhà trong rừng, chị Diễm luôn ấn tượng và yêu thích nhất "điểm nhấn nội thất" là khu vực bếp lửa. Nó được ví như trái tim của ngôi nhà, vừa là chỗ nấu nướng, uống trà, ăn cơm, vừa là nơi chuyện trò sum vầy hoặc nghỉ ngơi nếu muốn.

"Buổi sáng chúng tôi thức dậy, việc đầu tiên là thổi bùng bếp lửa, uống một bát trà Sujar nóng thơm lừng kèm Tsampa hoặc cốm gạo rang. Sujar là một loại trà trên núi rất thơm, giàu canxi, có vị hơi mặn, khi nấu xong bỏ thêm chút bơ.

Bơ thành phẩm từ sữa, có độ béo ngậy, sánh mịn.
Bơ thành phẩm từ sữa, có độ béo ngậy, sánh mịn. (Nguồn: Dân trí)

Uống trà xong thì đi lấy sữa, rồi về bếp ăn bữa sáng với cốc sữa tươi ngon. Sau đó chúng tôi cùng làm việc ngay tại gian bếp này. Các công việc cũng rất tuyệt vời, chẳng có gì phải lo nghĩ căng thẳng bon chen nên tâm hồn luôn an lạc", chị kể.

Những ngày tháng theo gia đình chồng chăn nuôi trâu bò, cô gái Việt cũng được "mục sở thị" quá trình chế biến thành phẩm từ sữa, làm nên món ăn thức uống thơm ngon "trứ danh" ở Bhutan.

Sau khi thu hoạch, sữa được giữ "nghỉ" trong vài giờ rồi cho chạy qua máy thủ công, tách riêng phần sữa vàng béo để làm bơ và phần sữa trắng để làm phô-mai. Sau đó cất bơ và phô-mai vào kho và kiểm tra độ lên men của phô-mai đang chín: phô-mai tươi, phô-mai hun khói (trên gác bếp), phô-mai thối...

Đặc biệt, người Bhutan không làm việc suốt cả ngày, chỉ kiếm tiền đủ sống. Thời gian rảnh còn lại, họ dành để tận hưởng các niềm vui khác như uống trà, thiền định, tụng kinh niệm Phật hoặc đi hái rau, nhặt hạt óc chó. Lâu lâu mới đi chợ. Hàng tuần có người vào thu mua bơ, phô-mai, họ sẽ mua giúp các thứ từ thị trấn.

Trà sữa - thức uống quen thuộc mỗi ngày của người Bhutan.
Trà sữa - thức uống quen thuộc mỗi ngày của người Bhutan. (Nguồn: Dân trí)

Một thập kỷ sống cách quê nhà cả chục ngàn cây số, được trải nghiệm những điều lạ lẫm xen lẫn thú vị, cô gái Việt càng cảm nhận được giá trị thực sự của hạnh phúc.

Nó không đến từ những điều kiện vật chất bên ngoài mà đến từ tâm hồn thanh thản an vui bên trong. Và dù có bao nhiêu tiền bạc, vật chất cũng không thể nào mua được hạnh phúc, sự tự do tự tại của tinh thần.

TIN LIÊN QUAN
Ngắm hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên
Tốp 5 thần tượng Kpop người ngoại quốc nổi tiếng nhất trong 10 năm qua
Hai hòn đảo kỳ lạ, cách nhau 3,8 km nhưng múi giờ lệch tới 21 tiếng
Thái Lan nghiên cứu áp dụng hộ chiếu vaccine để thúc đẩy du lịch
8 sao nữ Kpop lọt vào mắt xanh của các 'ông lớn' thời trang quốc tế
(theo Dân trí)

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động