Du lịch, giải trí 'bùng nổ chi tiêu' nhưng nhiều ngành hàng lại sụt giảm nghiêm trọng, nghịch lý của nền kinh tế Trung Quốc

San San
Sự tương phản rõ rệt và thiếu đồng đều giữa tốc độ phục hồi của ngành công nghiệp giải trí và những ngành công nghiệp, dịch vụ khác của Trung Quốc đã làm dấy lên những nghi ngại, liệu rằng chi tiêu tiêu dùng có thực sự đủ sức trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du lịch, giải trí 'bùng nổ chi tiêu' nhưng nhiều ngành hàng lại sụt giảm nghiêm trọng, nghịch lý của nền kinh tế Trung Quốc
Hơn 500 buổi biểu diễn và lễ hội âm nhạc quy mô lớn đã được tổ chức tại Trung Quốc. (Nguồn: SCMP)

Kể từ khi Trung Quốc chính thức dỡ bỏ các hạn chế để phòng dịch Covid-19 từ tháng 12/2022, nhiều địa điểm vui chơi giải trí đã được phép mở cửa kinh doanh trở lại, kéo theo nhu cầu tăng cao đáng kể từ phía khán giả.

Bùng nổ chi tiêu cho âm nhạc, giải trí

Nhiều buổi biểu diễn và chương trình hoà nhạc được "săn lùng" gắt gao trên mạng xã hội Trung Quốc. Liu Ying, 22 tuổi, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học cho biết cô đã mạnh tay chi hơn 7.000 NDT (khoảng 980 USD) cho 3 buổi hoà nhạc từ đầu năm tới nay.

"Khán giả đang có xu hướng 'chi tiêu trả thù' sau một thời gian dài bị hạn chế. Trước khi xảy ra đại dịch, tôi không cho rằng điều này là cần thiết, nhưng sau đó, tôi sớm nhận ra rằng, những cơ hội như tham dự các buổi hòa nhạc và đi du lịch đôi khi chỉ có một lần trong đời", Liu Ying cho biết, đồng thời khẳng định, đại dịch đã khiến cô muốn có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời.

Theo Hiệp hội biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc, trong nửa đầu năm nay, hơn 500 buổi biểu diễn và lễ hội âm nhạc quy mô lớn đã được tổ chức tại Trung Quốc, thu về 2,5 tỷ NDT (350 triệu USD) tiền bán vé, với hơn 5,5 triệu vé đã được bán ra.

Tin liên quan
Sân bay chật như Sân bay chật như 'nêm cối', Trung Quốc bùng nổ du lịch Hè

Đáng chú ý, số buổi biểu diễn vì lợi nhuận, bao gồm các đêm nhạc pop, khiêu vũ và nhạc kịch trong 6 tháng đầu năm đã tăng 400% lên 193.300, trong khi doanh thu bán vé tăng 673% lên 16,8 tỷ NDT và số lượng khán giả tham dự tăng hơn chục lần lên hơn 62 triệu USD.

Nếu thị trường giải trí và ca nhạc bùng nổ đáng kinh ngạc thì nền kinh tế nói chung lại phục hồi khá yếu ớt và mất dần động lực.

Sự tương phản rõ rệt và thiếu đồng đều giữa tốc độ phục hồi của ngành công nghiệp giải trí và những ngành công nghiệp, dịch vụ khác của Trung Quốc làm dấy lên những nghi ngại, liệu rằng chi tiêu tiêu dùng có thực sự đủ sức trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế?

Trong kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài một tuần vào tháng 5, các buổi diễn và lễ hội âm nhạc đã tạo ra hơn 1,2 tỷ NDT - chưa bao gồm doanh thu bán vé mà chỉ tính đến dịch vụ vận chuyển, khách sạn, ăn uống...

Shi Xiangyu, 28 tuổi, hiện đang làm việc tại đặc khu hành chính Hong Kong cho biết: "Khi tác động của đại dịch giảm bớt, cảm xúc bị kìm nén trong ba năm đột ngột bộc phát và mọi người đều có mong muốn được tận hưởng những giây phút tự do chìm đắm trong âm nhạc".

Shi Xiangyu nói thêm, cô đã tham dự 3 đêm nhạc trong năm nay và sẽ đến dự thêm 2 đêm nữa trong tháng tới. “Mức chi tiêu thường xuyên và cao có thể không duy trì được lâu. Tôi tin rằng điều quan trọng là mỗi người cần phải biết cân bằng khả năng chi tiêu với nhu cầu", cô nói.

Không chỉ trong ngành công nghiệp giải trí, biểu diễn, xu hướng bùng nổ chi tiêu còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực ngành nghề dịch vụ khác như lưu trú, sự kiện thể thao, du lịch mua sắm, vui chơi, hàng không...

Ngược lại, một số ngành hàng tiêu dùng như xe cộ hay đồ gia dụng lại phục hồi khá chậm chạp. Doanh số bán bất động sản giảm sút đáng kể sau khi nền kinh tế Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại. Theo đó, đầu tư bất động sản đã giảm 7,9% trong 6 tháng đầu năm, kéo theo giá bất động sản giảm sâu.

Lý giải về tình trạng nghịch lý này, bà Wang Dan, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China, cho biết, các buổi biểu diễn hay chương trình hoà nhạc được xếp vào dạng tiêu dùng cao cấp, nhắm đến tầng lớp trung lưu thành thị có thu nhập ít bị ảnh hưởng hơn trong những năm Covid-19.

“Sự căng thẳng và cạnh tranh trên thị trường việc làm đã khiến nhiều người thay đổi quan điểm, sẵn sàng vung tiền để giải trí và thư giãn. Các chuyên gia kinh tế gọi đây là ‘hiệu ứng son môi’ - thuật ngữ để chỉ tình trạng người tiêu dùng không đủ tiền mua các sản phẩm giá trị lớn như xe hơi hạng sang, biệt thự, bất động sản… trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái thì sẽ dồn tiền mua những sản phẩm với giá trị vừa phải hơn như son môi, mỹ phẩm hay các tour du lịch cao cấp…”, ông Wang Dan phân tích.

Thách thức khôi phục niềm tin người tiêu dùng

Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những "cơn gió ngược" trong nước và quốc tế giữa bối cảnh thị trường bất động sản bị thu hẹp, nhu cầu xuất khẩu giảm cũng như niềm tin yếu kém vào khu vực tư nhân làm giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Trong quý II/2023, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3%, thấp hơn so với năm ngoái dù khi đó bị đình trệ do các lệnh phong toả được áp dụng trên toàn quốc.

Du lịch, giải trí 'bùng nổ chi tiêu' nhưng nhiều ngành hàng lại sụt giảm nghiêm trọng, nghịch lý của nền kinh tế Trung Quốc
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng sẽ dồn tiền mua những sản phẩm với giá trị vừa phải hơn như son môi, mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, những bất ổn gia tăng trong thị trường việc làm, vốn bị bao phủ bởi sự bi quan và bất an, cũng khiến nhiều người dân Trung Quốc không ngần ngại cắt giảm chi tiêu. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 16-24 đạt mức chưa từng có là 21,3% trong tháng 6, sau khi có xu hướng tăng kể từ năm 2020.

Con số này dự kiến tăng hơn nữa vào tháng 7 và tháng 8, khi 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học chuẩn bị rời ghế nhà trường và phủ đầy thị trường việc làm trong năm nay.

Những lo ngại về tình trạng sa thải trên diện rộng, cắt giảm lương và đối xử phân biệt đối với những lao động ở độ tuổi trên 30 cũng sẽ phủ màu ảm đạm lên bức tranh chi tiêu tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tin liên quan
Trung Quốc Trung Quốc 'mở bung cửa', người tiêu dùng vẫn chưa 'bung lụa' chi tiêu

Ông He Jun, một chuyên gia nghiên cứu về hành vi tiêu dùng nhận định: "Một hoặc hai chính sách sẽ không thể kích thích chi tiêu, trong khi thu nhập và niềm tin của người tiêu dùng mới là chìa khóa để thúc đẩy tiêu dùng. Người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn nếu thu nhập của họ tăng lên. Nhiều người sẽ mạnh tay chi tiêu và thậm chí vay mượn để tăng chi tiêu nếu họ có niềm tin vào tương lai, bởi vì họ tin họ có khả năng trả nợ. Việc phục hồi tiêu dùng không thể thực hiện được thông qua kiểm soát kinh tế vĩ mô mà sẽ là kết quả của quá trình cải thiện nền kinh tế".

Tiêu dùng hiện chiếm 32,8% trong tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào năm 2022, giảm từ mức 54,5% vào năm 2021 và vẫn còn cách xa với con số 80% ở nhiều nước phát triển. Mặc dù chính quyền đã tung ra nhiều biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng, điển hình là hỗ trợ tiền cho các gia đình có thu nhập thấp nhưng vẫn chưa thu được nhiều hiệu quả đáng kể.

“Hiện các chính sách kinh tế vẫn tập trung chủ yếu vào an ninh kinh tế và sức mạnh dài hạn trong chuỗi cung ứng. Các biện pháp kích thích tiêu dùng hoặc đầu tư ngắn hạn không được ưu tiên”, chuyên gia Wang Dan nói thêm.

Xu Tianchen, một nhà kinh tế của Economist Intelligence Unit dự báo trong hai đến ba năm tới, tiêu dùng hộ gia đình Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong nền kinh tế so với đầu tư.

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

‘Người thứ ba’ xen giữa mối quan hệ Nga-Trung Quốc, âm thầm tài trợ cho kinh tế Moscow?

Ở thời điểm hiện tại, quan hệ kinh tế Nga-Trung Quốc ngày càng khăng khít, cả hai đều mang lại cho đối phương thứ họ ...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không có dấu hiệu 'hạ nhiệt', Trung Quốc sẽ đối phó ra sao để chặn đà giảm tốc?

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không có dấu hiệu 'hạ nhiệt', Trung Quốc sẽ đối phó ra sao để chặn đà giảm tốc?

Với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 21,3%, thị trường lao động Trung Quốc đang "nóng" hơn bao giờ hết và trở thành một "hàn ...

Trung Quốc 'chuyển mình' với mô hình mới, đẩy nhanh tách rời phương Tây, thế giới có lo?

Trung Quốc 'chuyển mình' với mô hình mới, đẩy nhanh tách rời phương Tây, thế giới có lo?

Trung Quốc có thể phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng thấp hơn kéo dài sau 45 năm mở rộng và đây sẽ ...

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cắt đứt các liên kết kinh tế với Trung Quốc đang gặp khó khăn ...

Nga-Trung Quốc 'thân nhau' không ngại rủi ro, hy vọng lớn ở vùng đất địa chiến lược

Nga-Trung Quốc 'thân nhau' không ngại rủi ro, hy vọng lớn ở vùng đất địa chiến lược

Không chỉ bổ sung cho nhau về kinh tế, bộ máy chính trị cũng có điểm tương đồng, lại thêm sự gần gũi về địa ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động