Du thuyền năng lượng sạch đầu tiên trên thế giới

TRUNG HIẾU
Con tàu MS Porrima chỉ chạy bằng năng lượng Mặt trời đang du hành vòng quanh Trái đất, mang thông điệp về cách công nghệ bền vững có thể cách mạng hóa ngành vận tải biển như thế nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du thuyền chạy bằng năng lượng sạch đầu tiên trên thế giới MS Porrima. (Nguồn: CNN)
Du thuyền chạy bằng năng lượng sạch đầu tiên trên thế giới MS Porrima. (Nguồn: CNN)

Con tàu khởi hành với một thủy thủ đoàn nhỏ từ Osaka, Nhật Bản vào ngày 18/12/2021 để du hành vòng quanh thế giới và ghé thăm hàng chục điểm tại năm châu lục. Nó sẽ hoàn thành chuyến đi và trở lại Nhật Bản để kịp tham dự Triển lãm Thế giới năm 2025.

Chuyến đi quan trọng đến năm châu lục là một phần của Thử thách đồng sáng tạo TEAM EXPO 2025 - chương trình nhằm mục đích đẩy nhanh việc đạt được các Mục tiêu phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

Chủ sở hữu con tàu, doanh nhân, nhà kinh tế người Bỉ Gunter Pauli cho biết, trong mấy ngày đầu trên tàu MS Porrima, ông cảm thấy bất ngờ bởi sự yên tĩnh của con tàu chạy bằng năng lượng Mặt trời này.

“Khi trên tàu không có động cơ hoạt động, bạn sẽ thấy sự yên lặng kỳ lạ, và có rất nhiều thời gian để suy ngẫm”, ông Pauli cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Vận tải đường biển chiếm hơn 80% thương mại toàn cầu, nhưng đồng thời cũng phá vỡ hệ sinh thái biển, góp phần làm axit hóa đại dương và tạo ra nhiều khí thải CO2 hơn ngành hàng không mỗi năm.

Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là triết lý cốt lõi làm nền tảng cho Porrima - con tàu được chế tạo để nghiên cứu môi trường, tìm ra cách công nghệ bền vững có thể cách mạng hóa ngành vận tải biển như thế nào.

Trên tàu có một “trang trại thu nhỏ” nơi ông Pauli nuôi trồng tảo biển và nấm ăn được phía dưới boong tàu.

Tàu sử dụng lưới bong bóng khí nhằm hạn chế đánh bắt cá quá mức, bằng cách phân tách cá theo trọng lượng, sau đó thả về biển những con cái đang sinh sản có xu hướng nặng hơn do mang trứng.

Tàu vận hành bởi năng lượng chủ yếu từ các tấm pin Mặt trời, được trang bị bộ lọc giúp cô đặc chất dẻo nano từ nước biển và chuyển đổi thành nhiên liệu hydro.

Ông Pauli cho rằng các đặc điểm thiết kế trên của con tàu cũng quan trọng như việc sản xuất năng lượng xanh khi nói đến việc quảng bá thông điệp môi trường của Porrima.

Cảm hứng thiết kế từ nghệ thuật

Hai phòng chính trên tàu gồm phòng VIP và sảnh chính lấy cảm hứng từ sự kết hợp giữa búp bê matryoshka của Nga, nghệ thuật xếp giấy origami của Nhật Bản và dao xếp quân đội Thụy Sỹ.

Với diện tích hạn chế, hình ảnh những búp bê Nga matryoshka to nhỏ lồng vào nhau đã truyền cảm hứng cho những người thiết kế con tàu tạo ra các khoảng trống để cất giữ đồ, dễ dàng trượt và chui vào trong nhau để tiết kiệm không gian.

Nghệ thuật xếp giấy origami của Nhật Bản được áp dụng vào khu vực các giá đỡ, khu tiếp khách và những chiếc bàn khác nhau có thể xếp gọn vào trong tường như ngăn kéo.

Cuối cùng, khả năng thích ứng của dao xếp Thụy Sỹ được thể hiện ở sảnh chính đa năng, nơi có thể được chuyển đổi thành phòng học, phòng triển lãm, thư viện, hoặc nhà ăn.

Những sự kết hợp này thoạt nghe có vẻ khác nhau, nhưng ông Pauli cho biết chúng gắn kết với nhau hiệu quả và giúp sắp xếp những vật dụng trên khoang tàu một cách thông minh.

Ông nói: “Con tàu giống như một thực thể tích hợp từ nhiều dụng cụ nhỏ gọn, nhưng nó cũng là một sản phẩm lấy cảm hứng từ nghệ thuật”.

Pauli đã mô phỏng thiết kế của mình dựa trên quan điểm của họa sĩ nổi tiếng người Italy Michelangelo Pistoletto về “Thiên đường thứ ba”, là sự hội tụ cân bằng giữa thiên nhiên và công nghệ. Về phần mình, họa sĩ 88 tuổi tin rằng, con tàu có khả năng biến ý tưởng sáng tạo của ông thành hiện thực.

“Khủng hoảng khí hậu là vấn đề mà con người gặp phải sau sự phát triển của công nghệ. Nhưng càng tự do, càng phát triển, thì chúng ta càng phải có trách nhiệm”, Pistoletto nói. “Và nghệ thuật là sự tương tác của quyền tự chủ và trách nhiệm”.

Pistoletto là một trong số những nghệ sĩ có tác phẩm sẽ được trưng bày bên trong con tàu mà ông mô tả là “sự tái hòa nhập của công nghệ vào thiên nhiên”.

Đối với Pauli, môi trường và cộng đồng đang chịu gánh nặng của các hoạt động không bền vững. “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều phân tích về các vấn đề môi trường, và cũng thường gặp tình trạng bế tắc”, ông chia sẻ.

Sứ mệnh giáo dục

Giáo dục qua tương tác là hoạt động trọng tâm trong hành trình của tàu Porrima.

Tại nhiều điểm dừng trên thế giới, Pauli hy vọng sẽ kết nối với công chúng, các học giả và các nhà lãnh đạo trong khi giới thiệu về thiết kế của con tàu. Sảnh chính, khi được chuyển đổi thành một phòng học, sẽ được dùng để dạy trẻ em về những kỹ thuật hiện đại trên tàu, với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai. Ông hy vọng một số công nghệ của tàu Porrima sẽ được phổ biến thông qua lĩnh vực vận tải biển.

Theo ông, đến năm 2024, bộ lọc nhựa nano sẽ được lắp đặt trên một nghìn con tàu hoạt động ở biển Địa Trung Hải để bắt đầu một chiến dịch làm sạch quy mô lớn hơn. Đến năm 2025, Morocco dự kiến sẽ đưa vào hoạt động một đội tàu được trang bị công nghệ đánh bắt bằng bong bóng khí tương tự như công nghệ của Pauli sử dụng trên tàu Porrima, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường sinh vật biển.

“Phát minh ra thứ gì đó là chưa đủ. Khi bạn đã làm được điều gì đó độc đáo, hãy chia sẻ và đưa nó tới với mọi người”, ông nói thêm.

Điện thoại di động đầu tiên trên thế giới bước sang tuổi 50

Điện thoại di động đầu tiên trên thế giới bước sang tuổi 50

Cách đây 49 năm, vào ngày 3/4/1973, cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại New York, trên ...

Tổ chức Ember: Năng lượng sạch của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 10%

Tổ chức Ember: Năng lượng sạch của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 10%

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia lần đầu tiên sản xuất được hơn 10% sản lượng điện năng từ điện gió và điện ...

(theo CNN)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Các đồng chí lãnh đạo Đảng FLN đánh giá cao những thành tựu trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của ...
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động