Du Xuân... ở Bình Liêu!

Hà Phương
Đến Bình Liêu mùa nào cũng đẹp và ấn tượng. Nếu mùa Xuân, du khách sẽ được đắm chìm trong các cung đường xanh mướt của cỏ cây. Mùa Hè là những thửa ruộng bậc thang vàng ngọt như những tấm thảm. Mùa Thu Đông là sắc trắng bạt ngàn của cánh đồng cỏ lau, những rừng hoa sở trắng muốt tỏa hương thơm ngát, đẹp mộng mị như ở xứ thần tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du Xuân ở Bình Liêu! (Nguồn: vyctravel)
Du Xuân ở Bình Liêu! Ảnh: Sống lưng khủng Long, QUảng Ninh(Nguồn: Vyctravel)

Nằm cách TP. Hạ Long hơn 100 km về phía Đông Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc, Bình Liêu được ví như "Sapa thu nhỏ" của Quảng Ninh nhờ phong cảnh thiên nhiên vừa hoang sơ, hùng vĩ lại vừa thơ mộng.

Sapa của Quảng Ninh

Là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu nổi tiếng với cảnh sắc đặc trưng, riêng có.

Khác với những cung đường phượt Tây Bắc, đường lên Bình Liêu không quá khó đi. Dù vậy, "sống lưng khủng long" vẫn được coi là điểm đến không phải ai cũng dễ dàng chinh phục. Trước đây, con đường mòn trên đỉnh núi hoang sơ này bằng đất, nhỏ hẹp, khúc khuỷu, khá nguy hiểm. Nay con đường nổi tiếng đã được xây dựng lại, với khoảng 2.000 bậc thang cho đoạn đường 2 km. Chinh phục thành công cung đường "sống lưng khủng long", du khách sẽ đến Cột mốc 1305, cột mốc cao nhất ở tỉnh Quảng Ninh.

Đứng từ đây dễ dàng "thu nhỏ" Bình Liêu vào trong tầm mắt, cảm nhận được những nét tuyệt sắc, những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tiên cảnh, những cung đường uốn lượn trắc trở, lúc ẩn lúc hiện, chạy thẳng vào mây, những sóng núi lô xô, xanh thẳm đến chân trời.

Tuyến biên giới trên đất liền dài cùng với tuyến đường hành lang biên giới và hệ thống cột mốc biên giới, cửa khẩu Hoành Mô… là những điểm đến quan trọng khi du khách muốn khám phá những dấu mốc thiêng liêng của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, Bình Liêu còn có nhiều lợi thế về phong cảnh miền núi với rừng hồi, rừng quế thơm ngát; vẻ đẹp tự nhiên mà hùng vĩ của di tích danh thắng như: bãi Đá thần, núi Cao Xiêm, thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc. …

Điểm nhấn ấn tượng trên bản đồ du lịch Bình Liêu không thể không nhắc đến những thửa ruộng bậc thang khi vào mùa lúa chín nhìn như những “tấm thảm vàng”.

Trải dài trên các dãy núi trập trùng xanh thẫm là những cánh rừng hồi, rừng quế thơm ngát…, tạo nên bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Với 96% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Liêu còn có những nét văn hoá truyền thống đa dạng và độc đáo. Các dân tộc trên địa bàn đã hình thành nên một bề dày văn hoá với nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc vẫn được bảo tồn đến ngày này và được phát huy như: nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, lễ hội đình Lục Nà, hội hát Sán cố của người Dao...

Huyện Bình Liêu cũng đang tập trung xây dựng các mô hình bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc như: Bản văn hóa người Tày ở Đồng Thanh (xã Hoành Mô), bản văn hóa người Dao ở Nà Nhái (xã Vô Ngại), Sông Moóc (xã Đồng Văn), hình thành các cơ sở lưu trú, điểm du lịch cộng đồng (homestay) đặc sắc.

Du Xuân... ở Bình Liêu!
Phong trào đá bóng của phụ nữ Sán Chỉ tại huyện Bình Liêu.

Đáng chú ý, phong trào đá bóng của phụ nữ Sán Chỉ tại huyện Bình Liêu đã được đưa vào các lễ hội, các chương trình tuần văn hóa - thể thao. Chị em dân tộc Sán Chỉ mặc váy, chân đi tất, đầu quấn khăn mấn truyền thống ra sân thi đấu như những cầu thủ bóng đá thực thụ đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cho du khách đến Bình Liêu…

Đi chợ Tết ở Bình Liêu

Có lẽ, trong số các phiên chợ vùng cao thì chợ phiên Bình Liêu là phiên chợ giữ được nhiều bản sắc nhất

So với những chợ phiên vùng cao khác, chợ phiên tại Bình Liêu có những đặc trưng riêng, mang màu sắc văn hóa của đồng bào dân tộc các vùng, miền. Mảnh đất này vốn là nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc như Tày, Dao, Sán Chỉ... Vì thế, những phiên chợ cuối năm tại Bình Liêu không chỉ là nơi trao đổi mua bán của người dân bản địa và du khách gần xa mà còn mở ra không gian văn hóa đầy hấp dẫn dành cho du khách thập phương.

Khi nắng ấm dần lên, những nhành đào đá chớm nở cũng là lúc bà con các dân tộc ở Bình Liêu nô nức đổ về chợ phiên buôn bán sắm Tết. Sắc màu văn hóa của chợ phiên sẽ đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm độc đáo, xúc cảm khi du Xuân tới Bình Liêu.

Khác hẳn không gian ngày Tết ở phố thị, những phiên chợ của đồng bào dân tộc ở Bình Liêu sẽ cho du khách cảm nhận hương vị, sắc màu gợi nhớ tới những ngày Tết xa xưa mà đã rất lâu rồi chúng ta chưa có cơ hội hồi tưởng. Hiện nay, giao thông đi lại từ TP. Hạ Long lên Bình Liêu đã khá thuận lợi. Du khách có thể chỉ mất vài tiếng cho quãng đường khoảng 100km theo Quốc lộ 18A để đến được Bình Liêu.

Trước đây, phiên chợ truyền thống ở Bình Liêu thường họp vào các ngày lẻ, nay điều kiện kinh tế của nhân dân khá lên, nhu cầu mua bán các mặt hàng hóa tăng mạnh nên chợ chuyển sang họp thường xuyên, nhộn nhịp nhất vào ngày Chủ Nhật.

Chợ huyện Bình Liêu nằm ngay trung tâm thị trấn Bình Liêu. Bước vào cổng chợ là một không gian rộng, thoáng, chợ phiên họp ngay ngoài trời. Hàng hóa bày bán dưới nền sân, gồm nông, lâm thổ sản do bà con nuôi trồng, sản xuất như: gia cầm, rau, củ quả, lá tắm người Dao, thuốc nam, gạo nương, mật ong rừng, thuốc từ lá rừng dùng để tắm cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mới sinh...

Du khách cũng dễ dàng tìm thấy các loại nông, lâm sản đặc sắc của Bình Liêu như mật ong rừng, mật ong hoa hồi. Ở góc cuối chợ là khu bán nông cụ, đồ đựng thóc lúa.

Tới phiên chợ Tết, du khách còn có thể thấy những món hàng phục vụ Tết như lá dong rừng, hoa chuối rừng, lạt tre để gói bánh...

Ngoài chợ trung tâm huyện, Bình Liêu còn có chợ phiên Đồng Văn họp vào thứ 7 hàng tuần. Đây cũng là một địa chỉ rất thú vị dành cho du khách. Ghé chợ phiên, du khách có cơ hội lắng nghe làn điệu hát pả dung, tấu kèn “tiêng gẹt” của người Dao và đặc biệt là thưởng thức đặc sản phở xào rất ngon ở những hàng ẩm thực phía sau chợ. Du khách sẽ trải nghiệm tự đi chợ, chọn thịt, rau, phở... và những đầu bếp người dân tộc chỉ lấy công chế biến.

Phát triển du lịch bền vững, gắn với giảm nghèo

Phát huy lợi thế hiện có, Bình Liêu tiếp tục tăng cường liên kết, hợp tác, tuyên truyền quảng bá phát triển thị trường du lịch; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp, văn hoá, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trên địa bàn huyện.

Du Xuân ở Bình Liêu!
Những thửa ruộng bậc thang khi vào mùa lúa chín nhìn như những “tấm thảm vàng”.

Đồng thời, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đến tìm hiểu, triển khai dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn, nhất là tại các khu vực được ưu tiên triển khai Đề án Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 4839/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 29/12/2020 trên địa bàn huyện, gồm: Du lịch cộng đồng thôn Bản Cáu và Ngàn Pạt (xã Lục Hồn) và du lịch cộng đồng tại thôn Khe Vằn và Lục Ngù (xã Húc Động).

Đầu năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án phát triển du lịch bền vững, gắn với giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2030.

Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng để huyện tiếp tục đưa ra các định hướng phát triển du lịch thông qua việc lựa chọn các điểm, tuyến du lịch trọng điểm; hình thành các sản phẩm và loại hình du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; xúc tiến và quảng bá, quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch, hợp tác phát triển du lịch...

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, khẳng định: Huyện Bình Liêu tiếp tục ưu tiên các nguồn lực cũng như đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển du lịch. Mặc dù vẫn chịu tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19, song Bình Liêu cũng luôn chủ động kịch bản cũng như các phương án đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi trong trạng thái bình thường mới theo đúng chỉ đạo của tỉnh trong thực hiện “mục tiêu kép”.

Chuyên gia Mỹ: Triển vọng lạc quan trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ hậu đại dịch Covid-19

Chuyên gia Mỹ: Triển vọng lạc quan trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ hậu đại dịch Covid-19

Trang Geopoliticalmonitor.com (Mỹ) ngày 27/1 đăng bài phân tích của chuyên gia James Borton, thành viên cấp cao tại Viện chính sách đối ngoại thuộc ...

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga sẽ 'đánh thẳng' vào điểm gây nhiều đau khổ nhất của EU?

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga sẽ 'đánh thẳng' vào điểm gây nhiều đau khổ nhất của EU?

Châu Âu có quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga?... không hẳn là như vậy, nhưng nói như vậy cũng không sai, bởi ý ...

Bài viết cùng chủ đề

Quảng Ninh 2022

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 27/12/2024: Cự Giải sự nghiệp ấn tượng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 27/12/2024: Cự Giải sự nghiệp ấn tượng

Tử vi hôm nay 27/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/12/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/12/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 27/12. Lịch âm 27/12/2024? Âm lịch hôm nay 27/12. Lịch vạn niên 27/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/12/2024: Tuổi Hợi kinh doanh không may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/12/2024: Tuổi Hợi kinh doanh không may mắn

Xem tử vi 27/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Các doanh nghiệp và chuyên gia đã trao đổi để tìm giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào thị trường quốc ...
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại ...
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phiên bản di động