Khủng hoảng khí đốt và các hậu quả kinh tế khác của xung đột Nga-Ukraine đã chi phối ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels. (Nguồn: Euronews) |
Theo trang tin NTV của Đức ngày 24/6, cuộc khủng hoảng khí đốt và các hậu quả kinh tế khác của xung đột Nga-Ukraine đã chi phối ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels.
Tại hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi châu Âu giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đồng thời cho biết Berlin đã rất nỗ lực điều chỉnh cơ sở hạ tầng cũng như chuyển hướng nhập khẩu khí đốt từ các nước khác.
Nhà lãnh đạo Đức kêu gọi các nỗ lực này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, trong đó có việc mở rộng nguồn năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo bày tỏ lo ngại về tình hình năng lượng ở Đức sau khi nước này thừa nhận có thể phải cắt giảm một số hoạt động kinh tế vì không có đủ khí đốt.
Theo ông De Croo, Đức hiện là quốc gia duy nhất phải thừa nhận điều này và nó có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các nước châu Âu khác.
Trước đó hôm 23/6, chính phủ Đức đã công bố mức "báo động" trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt. Đây là mức cảnh báo thứ hai trong 3 mức cảnh báo của kế hoạch này, được ban bố trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm khiến giá khí đốt liên tục tăng cao.
| Liên hợp quốc cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo trầm trọng tại Ukraine 'vượt mặt' cả Syria Ngày 24/6, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cảnh báo, số người Ukraine bị ly tán, mất ... |
| Ngoại trưởng Nga nói gì về việc EU trao cho Moldova và Ukraine quy chế ứng viên liên minh? Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bày tỏ quan điểm của mình về quyết định trao cho Moldova và Ukraine quy chế ứng viên kết ... |