Đức chính thức thừa nhận tội ác diệt chủng ở Namibia thời thuộc địa

Thế Việt
Ngày 28/5, Đức lần đầu tiên thừa nhận tội ác diệt chủng tại Namibia chống lại người Herero và Nama, do quân đội thực dân gây ra trong thời gian chiếm đóng thuộc địa vào đầu thế kỷ 20.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảy người đàn ông Herero bị xiềng xích ở khu vực sau đó là Tây Nam Phi thuộc Đức nhưng bây giờ là Namibia. Đức đã đồng ý trả giá cho những hành vi tàn bạo xảy ra từ năm 1904 đến năm 1908. Ảnh: Chronicle / Alamy Kho ảnh
Bảy người đàn ông Herero bị xiềng xích ở khu vực sau đó là Tây Nam Phi thuộc Đức trước kia, hiện tại là Namibia. (Nguồn: Alamy)

Sau nhiều năm đàm phán, Đức và Namibia đã đạt thỏa thuận hóa giải những bất đồng giữa hai bên về cuộc chiến tranh mà Đế chế Đức đã gây ra cho các nhóm sắc tộc Herero và Nama.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ: "Hiện tại, chúng tôi sẽ chính thức nhắc tới những sự kiện này như những gì chúng đã diễn ra theo quan điểm của ngày hôm nay: một cuộc diệt chủng".

Berlin cũng muốn chính thức xin lỗi và cam kết hỗ trợ 1,1 tỷ Euro (1,34 tỷ USD) cho Namibia trong 30 năm tới.

Thông báo của Ngoại trưởng cho biết, các đoàn đàm phán cấp chính phủ của hai nước đã đồng ý về những điều khoản trên sau gần 6 năm đàm phán và dự kiến Ngoại trưởng hai nước sẽ chính thức tiến hành lễ ký kết thỏa thuận tại thủ đô Windhoek của Namibia trong vài tuần tới.

Ông Maas nhấn mạnh, Đức rất vui mừng vì đã đạt được thỏa thuận với Namibia về giải quyết chương đen tối nhất trong lịch sử chung của hai nước.

Dự kiến Tổng thống liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier sẽ đưa ra lời xin lỗi trước Quốc hội Namibia, tuy nhiên, hiện Văn phòng tổng thống liên bang Đức chưa công bố kế hoạch cho việc này.

Trong phản ứng đầu tiên về động thái trên, Namibia cho rằng, việc Đức thừa nhận đã phạm tội diệt chủng ở quốc gia Tây Nam Phi này trong thời gian chiếm đóng thuộc địa là một "bước đi đầu tiên đúng hướng".

Từ năm 1884 đến năm 1915, Đế quốc Đức là một cường quốc thuộc địa, chiếm đóng khu vực ngày nay là Namibia và đã dập tắt các cuộc nổi dậy một cách tàn bạo.

Trong cuộc chiến nhằm vào nhóm sắc tộc Herero và Nama từ năm 1904 đến năm 1908 ở vùng Tây Nam Phi thuộc Đức trước đây, Đế quốc Đức đã tiến hành giết người hàng loạt, được coi là vụ diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.

Theo các nhà sử học, khoảng 65.000 trong số 80.000 người Herero và ít nhất 10.000 trong 20.000 người Nama đã bị giết hại.

Từ năm 1884, Đế quốc Đức đã chiếm các thuộc địa ở châu Phi, châu Đại Dương và Đông Á. Diện tích thuộc địa của Đức lớn thứ 4 thế giới và là một cường quốc chiếm đóng không chỉ ở Tây Phi (Namibia), mà còn ở Cameroon, Togo, Đông Phi (Tanzania), cho đến Thanh Đảo (Trung Quốc) và các đảo ở Thái Bình Dương.

Với thất bại của Đế quốc Đức trong Thế chiến I, các thuộc địa sau đó đã được chia cho các cường quốc chiến thắng.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia: Cảnh báo bước đi sai lầm, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khuyên Mỹ 'tự soi gương'
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Mỹ chuẩn bị hứng 'mưa đòn'
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia thách thức Thổ Nhĩ Kỳ; Ankara không chấp nhận 'lời dạy bảo', triệu Đại sứ Mỹ
Bí mật về viên chỉ huy của Đức Quốc xã thoát trừng phạt, dù gây ra tội ác diệt chủng
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Quốc hội Syria 'đạo đức giả'
(theo AFP)

Đọc thêm

Sau Xuân Son, đội tuyển Việt Nam tiếp tục nhập tịch cầu thủ nhưng không ồ ạt

Sau Xuân Son, đội tuyển Việt Nam tiếp tục nhập tịch cầu thủ nhưng không ồ ạt

Theo lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp tục chiến lược sử dụng cầu thủ nhập tịch sau thành công của Xuân ...
Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Các điều tra viên được cho là đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ do tòa án ban hành đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol với các tội ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đánh giá cao hai nước nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng ...
Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động