Nhỏ Bình thường Lớn

Đức dự kiến ngừng kiểm soát biên giới với Áo

Ý kiến được Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Thomas de Maizière đưa ra trong phát biểu trên Đài ORF (Áo) ngày 5/4.
duc du kien ngung kiem soat bien gioi voi ao
Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Thomas de Maizière. (Nguồn: EroActiv.com)

Theo Bộ trưởng de Maizière, nếu số người tị nạn tiếp tục được giữ ở mức thấp, Đức sẽ không "kéo dài việc kiểm soát biên giới với Áo" đến sau ngày 12/5. Hiện nay, do lượng người tị nạn vào Đức thấp, việc kiểm soát biên giới đã được nới lỏng và cảnh sát cũng đã rút đi.

Kế hoạch kiểm soát biên giới với Áo được Đức áp dụng từ giữa tháng 9/2015 do có rất nhiều người tị nạn từ Áo vào Đức. Sau khi các nước trong tuyến hành lang Balkan đóng cửa biên giới, cùng với việc chính thức triển khai Thoả thuận trao đổi người tị nạn Liên minh châu Âu (EU)-Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng có ít người tị nạn vào Đức. Trong tháng 3/2016, chỉ có khoảng 20.000 người tị nạn mới tới quốc gia Tây Âu này.

Về bất đồng giữa hai chính phủ Đức - Áo trong chính sách giải quyết khủng hoảng người tị nạn, ông de Maizière cho rằng cuộc tranh cãi được xem như đã chấm dứt khi có Thoả thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, điều quan trọng lúc này là các nước EU cần chấp thuận mức "hạn ngạch nhân đạo" đối với người tị nạn vào các nước EU. Ngoài ra, EU cũng cần ngăn chặn các tuyến lộ trình khác cho người tị nạn như qua Italy và Bulgaria để vào châu Âu.

Trong khi đó, phát biểu sau cuộc gặp với những người đồng cấp Áo, Thuỵ Sĩ, Luxemburg và Liechtenstein, Bộ trưởng de Maizière cho rằng thoả thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ là đúng đắn và có thể mở rộng mô hình này với vùng Bắc Phi. Theo chính trị gia Đức, châu Âu cần phải bàn với các nước Bắc Phi về mô hình tương tự nhằm ngăn chặn người tị nạn và di cư vì mục đích kinh tế từ khu vực này vào châu Âu.

Trong ngày thứ hai triển khai thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình khá yên ắng tại các cảng Lesbos và Chios ở Hy Lạp.

Theo báo chí Đức, việc triển khai đã bị tạm dừng vì lý do kỹ thuật và trong ngày 5/4 không có trường hợp nào bị đưa từ Hy Lạp về Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số khoảng 3.000 người di cư trên các đảo ở Hy Lạp, phần lớn đã nộp đơn xin tị nạn và trong khi chờ xét đơn, họ sẽ vẫn ở lại Hy Lạp và thời gian này có thể kéo dài nhiều tuần. Lý do xử lý chậm là do Hy Lạp cần tới 400 nhân viên từ các nước EU để giúp xử lý hồ sơ tị nạn, song thực tế lực lượng này mới có khoảng 30 người.

Bất chấp việc thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai, dòng người tị nạn vẫn tiếp tục đổ về Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ, dù số lượng ít hơn. Trong 24 giờ qua đã có 225 người tị nạn mới từ Thổ Nhĩ Kỳ tới các đảo của Hy Lạp trên biển Aegean, giảm so với mức 514 người trong ngày 3/4.

Minh Tuấn (tổng hợp)

Tin cũ hơn

Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump? Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump?
Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp
Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ
Thụy Sỹ-EU tháo gỡ nút thắt trong đàm phán hiệp định song phương Thụy Sỹ-EU tháo gỡ nút thắt trong đàm phán hiệp định song phương
Đức: 'Biến căng' khi Thủ tướng Scholz hành động gắt, liên minh cầm quyền tan rã, nguy cơ 'vô chính phủ' và bầu cử sớm Đức: 'Biến căng' khi Thủ tướng Scholz hành động gắt, liên minh cầm quyền tan rã, nguy cơ 'vô chính phủ' và bầu cử sớm
Bà Kamala Harris phát biểu: Hôm nay trái tim tôi tràn đầy... mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi và đừng bao giờ bỏ cuộc! Bà Kamala Harris phát biểu: Hôm nay trái tim tôi tràn đầy... mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi và đừng bao giờ bỏ cuộc!
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris thừa nhận thất bại trong cuộc đua tốn kém nhất lịch sử, lãnh đạo nhiều nước gửi lời tới ông Trump Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris thừa nhận thất bại trong cuộc đua tốn kém nhất lịch sử, lãnh đạo nhiều nước gửi lời tới ông Trump
Điểm tin thế giới sáng 7/11: Mỹ cân nhắc rút quân khỏi Iraq và Syria, Pakistan ô nhiễm không khí kỷ lục, Argentina có tân Ngoại trưởng Điểm tin thế giới sáng 7/11: Mỹ cân nhắc rút quân khỏi Iraq và Syria, Pakistan ô nhiễm không khí kỷ lục, Argentina có tân Ngoại trưởng
Tin thế giới 6/11: Ông Trump làm nên lịch sử, Ukraine có thái độ gì về kết quả bầu cử Mỹ 2024? Nga-Triều Tiên chính thức sát cánh Tin thế giới 6/11: Ông Trump làm nên lịch sử, Ukraine có thái độ gì về kết quả bầu cử Mỹ 2024? Nga-Triều Tiên chính thức sát cánh
NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, 'xích lại gần hơn nữa' với Ukraine NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, 'xích lại gần hơn nữa' với Ukraine
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tuyên bố khoảnh khắc 'chữa lành', đảng Cộng hòa sẽ toàn thắng? Nga-Trung Quốc nói gì về kết quả? Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tuyên bố khoảnh khắc 'chữa lành', đảng Cộng hòa sẽ toàn thắng? Nga-Trung Quốc nói gì về kết quả?
Ukraine chịu tổn thất nặng tại tỉnh Kursk, Nga kết án đối tượng bán thông tin quân sự cho Kiev Ukraine chịu tổn thất nặng tại tỉnh Kursk, Nga kết án đối tượng bán thông tin quân sự cho Kiev