Một nhân viên làm việc tại dây chuyền sản xuất của hãng ô tô Audi, Đức. (Nguồn: Reuters) |
Tại Berlin, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức nhận định mức dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn trong năm nay, đồng thời không kỳ vọng từ nay đến năm 2022 đạt tăng trưởng mạnh sau sự sụt giảm sản lượng kinh tế năm 2020 do đại dịch Covid-19.
Theo đó, các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu năm nay sẽ chỉ đạt 2,7%, thay vì mức dự báo tăng trưởng 3,1% đưa ra hồi tháng 3/2021.
Trước đó, vào năm 2020, các chuyên gia từng nhận định tăng trưởng GDP của Đức có thể đạt trên 4%. Theo các nhà kinh tế, Đức tiếp tục phục hồi kinh tế trong mùa Hè năm nay, song tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đã ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi.
Tuy nhiên, trong năm tới, nếu nhu cầu tư nhân đối với các ngành dịch vụ và việc sản xuất trở lại bình thường, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy và được dự báo sẽ đạt mức 4,6%. Dù vậy vẫn có những rủi ro đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế, bao gồm tắc nghẽn việc giao hàng kéo dài và đại dịch bùng phát trở lại vào mùa Đông. Trong năm 2020, sản lượng kinh tế của Đức sụt giảm 4,9% so với năm 2019.
Về mặt bằng giá cả, các nhà kinh tế dự báo mức lạm phát sẽ tăng lên 3,1% trong năm nay và tới năm 2022 sẽ bình thường trở lại và giảm xuống 2,6%. Đối với thị trường lao động, các chuyên gia dự báo số người thất nghiệp trong năm 2021 sẽ giảm nhẹ xuống trung bình 2,633 triệu người và trong năm 2022 tiếp tục giảm xuống mức 2,367 triệu người.
Báo cáo kinh tế thường niên nêu trên sẽ được gửi tới Chính phủ liên bang và dự kiến công bố trong ngày hôm nay, 11/11.
Tháng 9 vừa qua, Viện kinh tế Ifo của Đức dự báo nền kinh tế nước này sẽ thoát khỏi khủng hoảng đại dịch Covid-19 chậm hơn dự kiến. Theo dự báo của Ifo, sản lượng kinh tế của Đức trong năm nay sẽ chỉ tăng 2,5%, thấp hơn 0,8% so với dự báo đưa ra trước đó.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp diễn là nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Theo nhà kinh tế trưởng Philip Lane thuộc ECB, tình trạng thiếu nguyên liệu và giá năng lượng tăng cao kéo dài có thể làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế.
| Thiếu nguồn cung nguyên vật liệu, kinh tế Đức-Pháp sụt giảm Hai nền kinh tế lớn nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là Đức và Pháp đang chứng kiến sự sụt giảm ... |
| Kinh tế Đức sẽ trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào năm 2022 Bộ trưởng Peter Altmaier dự kiến kinh tế Đức sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2022. |