Đức khánh thành trụ sở của Lực lượng đặc nhiệm chỉ huy Baltic ở thành phố Rostock, ngày 21/10. (Nguồn: DPA) |
Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay, CTF Baltic sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị các báo cáo tình hình quân sự, tìm cách tăng cường các biện pháp phòng thủ tập thể của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ứng phó với các bất ổn trong khu vực.
Tin liên quan |
Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Đại sứ Nga nói các nhà điều tra đã biết ai ra lệnh, Đức bác bỏ một đề xuất |
Khoảng 120 nhân viên Đức và 60 nhân viên quốc tế sẽ làm việc tại trụ sở mới. 11 quốc gia NATO, bao gồm Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Anh, Italy, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Điển, cũng đã triển khai nhân sự đến trụ sở mới này.
Việc thành lập lực lượng và trụ sở mới diễn ra trong bối cảnh việc bảo đảm các tuyến đường biển mở qua khu vực biển Baltic ở sườn Đông NATO ngày càng trở nên quan trọng đối với liên minh quân sự.
Khối này phải đảm bảo các tuyến đường biển thông thoáng vì đây có thể là tuyến tiếp tế duy nhất tới các quốc gia Baltic, nếu Suwalki Gap, một hành lang đất liền hẹp nối liền các quốc gia Baltic với Ba Lan, bị chặn trong bất kỳ cuộc xung đột nào.
Phản ứng trước động thái trên, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Đức tại Moscow Alexander Lambsdorff tới để bày tỏ phản đối, dọa sẽ có “phản ứng tương ứng” và “hậu quả cực kỳ nghiêm trọng”.
Nga cho rằng, việc thành lập địa điểm này là “vi phạm trắng trợn” các điều khoản của “Thỏa thuận 2+4”, được ký kết vào khoảng thời gian nước Đức thống nhất vào năm 1990, cấm đồn trú quân đội NATO trên lãnh thổ Đông Đức cũ.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Mỹ, Đức và NATO phải nhận thức rằng, việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh quân sự vào lãnh thổ Đông Đức cũ sẽ gây ra hậu quả cực kỳ tiêu cực và sẽ không thể diễn ra mà không có phản ứng tương ứng từ phía Nga”.
Đại sứ Lambsdorff xác nhận đã bị Bộ Ngoại giao Nga triệu tập, đồng thời nói rằng, động thái của Berlin hoàn toàn tuân thủ Thỏa thuận 2+4. Bộ trưởng Pistorius cũng bác bỏ cáo buộc của Moscow.
Nga từ lâu luôn phản đối việc NATO tăng cường lực lượng ở sườn Đông của liên minh quân sự này, từ việc kết nạp thêm thành viên cho đến tăng cường hiện diện quân sự. Moscow cho rằng, động thái này gây ra mối đe dọa an ninh của Nga.
| Tin thế giới 22/10: Nga phát cảnh báo hạt nhân tới Mỹ-NATO; Hàn Quốc nổi giận; Ấn-Trung có đáp án cho 'nan đề' biên giới Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Thủ tướng Đức tìm cách củng cố quan hệ với 'các bạn truyền thống' của Nga Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Hebestreit cho biết, ông Olaf Scholz sẽ thăm Uzbekistan và Kazakhstan từ ngày 15-17/9 và tham ... |
| Đức tìm kiếm gì ở khu vực được xem là ‘sân sau’ của Nga? Ông Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á, tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị ... |
| Bất chấp tuyên bố của Nga-Triều Tiên về quyền chủ quyền trong hợp tác, Hàn Quốc dọa trả đũa cứng rắn, toan tính đến cả Ukraine Ngày 22/10, giới chức Hàn Quốc tuyên bố sẽ có "các biện pháp theo từng giai đoạn" nhằm đáp trả việc Triều Tiên và Nga ... |
| Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn' Ngày 22/10, Bộ Ngoại giao Ba Lan quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznan và trục xuất các nhân viên của ... |