Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp từ 12 nước châu Âu, trong đó khoảng một nửa là của Đức. |
Người đứng đầu các bang Đông Đức nhấn mạnh, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức chạy ngầm dưới đáy biển Baltic này là vô cùng quan trọng đối với an ninh năng lượng của Đức và các nước châu Âu khác.
Do đó, họ coi việc hoàn tất đường ống này, hiện đã hoàn thành 97% việc xây dựng, là "hợp lý và đúng đắn”.
Trước đó, được biết nhà chức trách Đức hồi tháng 8 đã đề nghị với Mỹ một thỏa thuận về “Dòng chảy phương Bắc 2”. Berlin cho biết đã sẵn sàng chi 1 tỷ Euro để xây dựng 2 cảng tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Đổi lại, Washington cần từ bỏ các lệnh trừng phạt “Dòng chảy phương Bắc 2”.
Hồi tháng 9, Mỹ đã đáp lại đề xuất của Đức, trong đó Mỹ yêu cầu không gắn việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng với “Dòng chảy phương Bắc 2”, vì Washington coi dự án này không đơn thuần là đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Theo Mỹ, dự án là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của châu Âu. Họ cũng cho rằng với sự trợ giúp của khí đốt, Nga sẽ gây áp lực chính trị đối với các nước châu Âu, đặc biệt là Ukraine.
| Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao? TGVN. Sau khi Chính phủ Đức ngày 2/9 tuyên bố nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, ... |
| Tin thế giới 7/9: Chính giới Đức đoán thủ phạm vụ Navalny; Diễn biến mới ở Belarus; Đội quân 'gác cổng' vịnh Manila bị di dời vì dự án với Trung Quốc TGVN. Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê, Tình hình Belarus, quan hệ Philippines-Trung Quốc, Ấn Độ-Trung Quốc và vaccine Covid-19 là một ... |
| Châu Âu phê phán chính sách 'bắt nạt' của Mỹ về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 TGVN. Các nước châu Âu đã lên tiếng chỉ trích chính sách "bắt nạt" của Mỹ, sau khi Washington đe dọa áp đặt trừng phạt ... |