Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

TGVN. Sau khi Chính phủ Đức ngày 2/9 tuyên bố nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, truyền thông Đức đã đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của vụ việc đối với dự án kinh tế quan trọng Dòng chảy phương Bắc 2 giữa Đức và Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vụ Navalny hôn mê: Đức gây sức ép với Nga về dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Vụ chính trị gia đối lập Navalny hôn mê: Nga chờ Đức đưa ra phản hồi, Mỹ đặc biệt quan ngại
duc nga ran nut vi nalvany so phan dong chay phuong bac 2 se ra sao
Căng thẳng leo thang giữa Đức - Nga liên quan đến vụ đầu độc thủ lĩnh đối lập Nga Navalny khiến dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có nguy cơ bị đổ bể. (Nguồn: AFP)

Số phận mong manh

Vụ đầu độc Navalny đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về mức độ mà Đức và Liên minh châu Âu (EU) nên chống trả bằng các biện pháp kinh tế trong cuộc xung đột với Điện Kremlin. Biện pháp trừng phạt chống lại Nga và việc chấm dứt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đang được thảo luận.

Theo giới phân tích, khả năng gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga bằng các lệnh trừng phạt kinh tế là rất lớn: 42% hàng xuất khẩu của Nga - đặc biệt là nguyên liệu thô - được xuất sang 27 nước EU năm 2019. EU là khách hàng quan trọng nhất của Nga và là nhà đầu tư lớn nhất ở nước này.

Tin liên quan
Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Bệnh viện Đức nói bị đầu độc, EU-Berlin kêu gọi Moscow lập tức điều tra Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Bệnh viện Đức nói bị đầu độc, EU-Berlin kêu gọi Moscow lập tức điều tra

Truyền thông cho rằng Chính phủ Đức đang “mắc kẹt” với dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 gây tranh cãi. Tuy nhiên, dự án này (hiện đã gần hoàn thành) sẽ bị ảnh hưởng do vụ đầu độc Navalny, Berlin sẽ không thể kết thúc nó.

Về lý thuyết, Đức vẫn có thể ngăn chặn việc hoàn thành đường ống, vì ngày càng nhiều chính trị gia ở nước này đang yêu cầu đáp trả vụ đầu độc. Nhưng làm thế nào để việc dừng dự án có thể được thực thi vẫn chưa rõ ràng.

Tất cả các giấy phép cần thiết cho việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 đã được cấp từ lâu. Nếu bị thu hồi, các nhà khai thác sẽ phải đối mặt với yêu cầu bồi thường thiệt hại cao khi khoảng 10 tỷ Euro đã được đầu tư xây dựng đường ống.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Đức Norbert Röttgen ngày 3/9 chỉ trích và lên án một cách khắc nghiệt về vụ đầu độc nhân vật đối lập Alexei Navalny. Ông Röttgen kêu gọi một điều thực tế song cũng là điều cấm kỵ trong chính phủ liên bang trong nhiều năm: Sự kết thúc của Dòng chảy phương Bắc 2.

Đại dự án Dòng chảy phương Bắc được coi là dự án bất khả xâm phạm của mối quan hệ Đức-Nga trong 15 năm qua. Cựu Thủ tướng Đức Schröder và Tổng thống Putin đã đồng ý xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển Baltic giữa Nga và Đức vào năm 2005.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 1 đã hoạt động từ năm 2012. Dòng chảy phương Bắc 2 đã được xây dựng từ năm 2018 và sẽ chạy song song, mang thêm nhiều khí đốt của Nga đến Đức, không đi qua Đông Âu.

Đức "tiến thoái lưỡng nan"

Nhóm nghị sĩ Quốc hội FDP cho rằng, việc xây dựng đường ống không thể tiếp tục trong bối cảnh này. Trong khi đó, người phát ngôn chính sách đối ngoại của nhóm nghị sĩ SPD tỏ ra thận trọng đối với Dòng chảy phương Bắc 2, bởi ông này cho rằng sử dụng dầu khí làm vũ khí chính trị là "con dao hai lưỡi" vì các bên phụ thuộc lần nhau về an ninh năng lượng.

Theo giới phân tích, vụ án Navalny chưa phải là bước ngoặt với dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Không phải các chuyên gia y tế, mà là Chính phủ Đức công bố kết luận điều tra vụ đầu độc. Đại sứ Nga đã được triệu tập.

Một chính trị gia hàng đầu trong đảng của Thủ tướng Đức Merkel đã lên tiếng chất vấn về dự án. Nhưng Dòng chảy phương Bắc 2 rất khó có thể bị thay đổi chỉ vì vụ đầu độc ông Navalny, bởi nhiều điều trước đó cũng bị bỏ qua mà không có hậu quả gì.

Thủ tướng Merkel dường như không muốn nhân cơ hội này để chấm dứt dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Gần đây, bà Merkel cũng đã tái khẳng định rằng dự án sẽ được hoàn thành. Ngay cả khi đối mặt với các mối đe dọa trừng phạt từ Quốc hội Mỹ, bà Merkel coi những biện pháp trừng phạt vượt ra ngoài lãnh thổ của Mỹ là bất hợp pháp.

Báo Đức: Sức khỏe lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny

Báo Đức: Sức khỏe lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny 'ổn định'

Thủ tướng Merkel vẫn lên tiếng ủng hộ việc hoàn thành Dòng chảy phương Bắc 2. Nếu Đức không từ bỏ dự án, đó sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất cả về mặt kinh tế và biểu tượng cho Kremlin rằng sự phẫn nộ về vụ tấn công bằng chất độc nhằm vào ông Navalny sẽ không có hậu quả gì.

Thủ tướng Merkel gắn bó với Dòng chảy phương Bắc 2 cũng không có nghĩa là bà bỏ qua vụ đầu độc Navalny. Hiện vẫn chưa rõ liệu bà Merkel có nhượng bộ trước áp lực từ các nước EU khác hay không. Giới chuyên gia đề xuất một giải pháp hợp lý là gắn việc hoàn thành Dòng chảy phương Bắc 2 với các yêu cầu chính trị.

Bà Merkel đã bác bỏ đường lối khắc nghiệt của Mỹ, vì vậy bà được lòng nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, với việc ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2, bà Merkel và nước Đức ngày càng bị cô lập ở châu Âu. Trong vụ việc Navalny, Chính phủ Đức đã tự đặt mình vào tình thế mâu thuẫn. Nếu Đức muốn phản ứng lại vụ tấn công bằng chất độc cùng với EU, nước này phải tính đến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2. Khi Chính phủ Đức đưa ra bằng chứng về vụ đầu độc Navalny, động thái này đã đặt nước Đức vào thế khó.

Nếu Đức tính đến các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga, Berlin không thể bỏ qua dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Đức khó lòng loại bỏ dự án sau khi đã đầu tư hàng tỷ USD và vận động hành lang cho dự án, và việc dừng dự án sẽ gây tổn thất rất lớn cho Berlin.

Các biện pháp trừng phạt có mục tiêu, như tịch thu tài sản ở nước ngoài của các nhân vật thuộc Chính phủ Nga, có thể sẽ được đưa ra, song dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn sẽ đứng vững.

Hạ viện Nga kêu gọi chất vấn Thủ tướng Đức, coi vụ chính trị gia đối lập Navalny là hành động khiêu khích

Hạ viện Nga kêu gọi chất vấn Thủ tướng Đức, coi vụ chính trị gia đối lập Navalny là hành động khiêu khích

TGVN. Ngày 3/9, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin cho rằng, vụ đầu độc thủ lĩnh đối lập Nga Alexei ...

Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Tình báo Nga nghi ngờ phương Tây đầu độc, Đức nêu khả năng trừng phạt Nga

Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Tình báo Nga nghi ngờ phương Tây đầu độc, Đức nêu khả năng trừng phạt Nga

TGVN. Hãng thông tấn RIA đưa tin Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga Sergei Naryshkin ngày 3/9 tuyên bố, Moscow không ...

Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Đức xác nhận bị đầu độc, quốc tế dậy sóng, Moscow nói gì?

Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Đức xác nhận bị đầu độc, quốc tế dậy sóng, Moscow nói gì?

TGVN. Ngày 2/9, Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert xác nhận thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny đã bị đầu độc bằng ...

(Hương Thủy/TTXVN)

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động