TIN LIÊN QUAN | |
Mặc Mỹ cảnh báo, Iran tuyên bố sớm đưa vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa "niềm tự hào quốc gia" | |
Phái đoàn Triều Tiên bí mật thăm Canada, thúc đẩy phi hạt nhân hóa |
Theo Ngoại trưởng Maas, điều cần làm hiện nay là thuyết phục Nga giữ vững những cam kết đối với INF. Ông nhấn mạnh phía Nga đã tuyên bố sẵn sàng tiến hành tham vấn với Mỹ về INF. Ngoại trưởng Đức còn nêu rõ trong trường hợp hiệp ước này bị hủy bỏ thì điều quan trọng là phải ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang và phải đạt được một thỏa thuận mới về kiểm soát vũ khí không chỉ giữa Nga và Mỹ, mà còn với các nước khác như Trung Quốc.
Ông cho hay Berlin vẫn duy trì liên lạc với Moscow và Washington ở các cấp, trong khi ông đã nhiều lần hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về vấn đề này.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP) |
Về khả năng triển khai các tên lửa Mỹ tại châu Âu trong trường hợp hiệp ước INF bị hủy bỏ, Ngoại trưởng Maas nhận định sự đối phó này là sai lầm bởi việc triển khai kế hoạch trên sẽ không cải thiện tình hình an ninh của châu Âu.
Hồi cuối năm 2018, giới chức Đức đã thể hiện lập trường rõ ràng về vấn đề này khi tuyên bố sẽ phản đối việc triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung mới tại châu Âu nếu INF sụp đổ. Ngoại trưởng Maas khi đó đã khẳng định việc triển khai các tên lửa tầm trung mới sẽ vấp phải sự phản đối rộng rãi ở Đức, xây dựng hạt nhân là một "lựa chọn sai lầm", những chiến thuật áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ không thể giúp giải quyết các vấn đề ngày nay.
INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729” và bóng gió về khả năng Mỹ rút khỏi INF.
Tuy nhiên, Moscow khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF sẽ đe dọa số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Nga sẽ tiếp tục phát triển tên lửa hạt nhân tầm xa hơn 4.500km Ngày 8/1, hãng thông tấn TASS đưa tin Nga đang phát triển tên lửa đạn đạo Kalibr-M với tầm bắn hơn 4.500km, có thể mang ... |
Nga, Triều Tiên "thảo luận vấn đề thời sự" về phi hạt nhân Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng ngày 8/1 cho biết Đại sứ Nga Alexander Matsegora đã thảo luận về vấn đề phi hạt nhân ... |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên không đe doạ quay lại chính sách hạt nhân Ngày 2/1, Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cho rằng, lời cảnh báo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc ông ... |